Hướng dẫn chị em cách đặt thuốc phụ khoa chuẩn không phải ai cũng biết

Hiện nay, nhu cầu dùng thuốc âm đạo để điều trị các bệnh phụ khoa ở nữ giới ngày một tăng lên. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết, cũng như tâm lý chủ quan không nghe và điều trị theo lộ trình của bác sĩ đặt ra đã khiến cho nhiều người phải chịu các tác dụng phụ của thuốc cũng như hậu quả của việc đặt sai thuốc. Nhận thấy tầm quan trọng của việc hiểu biết rõ cách đặt thuốc phụ khoa đúng cách, Acadiacentennial xin cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây, từ thuốc phụ khoa là gì, đến phân loại, những lưu ý, cách sử dụng và giải đáp một số thắc mắc chung của nhiều bạn đọc.

Thuốc đặt phụ khoa là gì?

Thuốc đặt phụ khoa (hay thuốc đặt âm đạo) là các thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén, hình trứng hay dạng gel dùng để điều trị các bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo ở nữ giới bằng cách được đưa sâu vào âm đạo để tiêu diệt trực tiếp các tác nhân gây bệnh.

Thuốc đặt phụ khoa khá được ưa chuộng hiện nay do có tác dụng hiệu quả với các bệnh viêm vùng âm đạo cũng như cách dùng dễ dàng.

Thuốc thường được sử dụng khi tình trạng viêm nhiễm vùng âm đạo ở mức độ 2 hoặc mức độ  3- tức mức độ trung bình. Còn với mức độ nhẹ là mức độ 1 thì người bệnh thường sẽ điều trị bằng thuốc uống theo đơn của bác sĩ. Trong trường hợp nặng là tình trạng viêm ở mức độ 4 thì cần sự tư vấn và điều trị theo lộ trình riêng thích hợp mà các bác sĩ đặt ra.

Phân loại thuốc đặt phụ khoa

Phân loại thuốc đặt phụ khoa
Phân loại thuốc đặt phụ khoa

Các thuốc phụ khoa được chia ra làm 3 loại chính, dựa trên thành phần và tác dụng của thuốc. Bạn cần lựa chọn thuốc một cách hợp lý để quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả cao nhất.

  • Thuốc đặt phụ khoa chứa duy nhất 1 loại kháng sinh: các thuốc thuộc loại này chỉ có khả năng tiêu diệt một tác nhân gây viêm nhiễm.
  • Thuốc đặt phụ khoa chứa nhiều loại kháng sinh: các thuốc này khá là thông dụng trên thị trường hiện nay, có công dụng tiêu diệt nhiều loại tác nhân gây viêm nhiễm cùng một lúc.
  • Thuốc đặt phụ khoa chứa hormone estrogen (hormone sinh dục nữ): các thuốc này có khả năng làm giảm rõ rệt các tác dụng xấu trước và sau khi quan hệ khi sử dụng thuốc, đồng thời giúp cho việc quan hệ tình dục trở nên dễ dàng hơn.

Xem thêm: Thuốc đặt phụ khoa Polygynax cho bà bầu: Cách đặt không bị vỡ, giá bán

Những điều cần biết khi sử dụng thuốc đặt phụ khoa

Những điều cần biết khi sử dụng thuốc đặt phụ khoa
Những điều cần biết khi sử dụng thuốc đặt phụ khoa

Thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo, nên cần được tìm hiểu rõ ràng và sử dụng theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng viêm nặng hơn, gây ra các tác động không mong muốn với người bệnh. Sau đây là một số lưu ý mà bạn cần quan tâm:

  • Thuốc đặt phụ khoa được khuyến cáo sử dụng trong thời gian từ 7- 10 ngày. Vì vậy, tránh trường hợp sử dụng thuốc quá liều hoặc việc gián đoạn của quá trình sử dụng thuốc. Nếu vẫn không thấy hiệu quả sau quá trình sử dụng thuốc, bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể hiểu rõ về vấn đề sức khỏe của bản thân cũng như chọn được lộ trình điều trị thích hợp.
  • Vùng âm đạo là một vùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, nhẹ nhàng, tránh việc rửa sâu vào trong do tăng khả năng nhiễm trùng ở người bệnh trước và sau khi đặt thuốc.
  • Tránh điều trị viêm nhiễm khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt do việc điều trị trong thời gian này không đem đến hiệu quả đồng thời còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Còn nếu bạn đang điều trị thì đến kỳ kinh, bạn nên dừng việc điều trị trong giai đoạn này cho đến khi đảm bảo là qua kỳ kinh nguyệt là bạn có thể tiếp tục sử dụng thuốc đặt phụ khoa.
  • Trong thời gian điều trị, bạn nên tránh việc quan hệ tình dục. Nếu không thì tình trạng viêm nhiễm ngày càng tăng do áp lực, chưa kể một số người có thói quen quan hệ khá mạnh, dễ làm tổn thương vùng kín. Không những thế mà còn có thể gây tình trạng viêm nhiễm ở đối phương.
  • Thuốc đặt phụ khoa nên được sử dụng vào ban đêm để đạt được hiệu quả cao nhất.
  • Thuốc phù hợp với những nữ giới đã quan hệ tình dục, tránh sử dụng cho nữ giới chưa xảy ra quan hệ hay nữ giới trong độ tuổi dậy thì. 
  • Để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn khi sử dụng thuốc, nên mua thuốc có nguồn gốc rõ ràng, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, và sử dụng đúng liệu lượng. Không lạm dụng thuốc quá mức hoặc việc ngưng sử dụng thuốc dù đang trong quá trình điều trị.

Hướng dẫn chi tiết cách đặt thuốc phụ khoa

Việc đặt thuốc phụ khoa cần được làm một cách cẩn thận, tránh xây xát, nhiễm trùng vùng kín- làm cho các tổ chức viêm nhiễm phát triển mạnh lên, gây ra nhiều biến chứng cũng như khó có thể điều trị triệt để. Sau đây, bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết cách đặt thuốc để đạt được hiệu quả cao nhất.

Cách đặt thuốc phụ khoa đúng cách
Cách đặt thuốc phụ khoa đúng cách

Với các thuốc Tây y: có 3 dạng sử dụng chính là dạng viên nén, dạng viên hình trứng và dạng gel. Trong đó, dạng viên nén và dạng viên trứng đều có cách đặt tương tự nhau như sau: 

  • Bước 1: cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Có thể rửa sạch bằng nước ấm hay nước muối loãng kèm theo dung dịch vệ sinh phụ nữ. Chú ý, quá trình vệ sinh cần nhẹ nhàng, cẩn thận, làm ẩm bên ngoài, tránh việc rửa quá sâu vào trong âm đạo.
  • Bước 2: vệ sinh tay sạch sẽ bằng nước rửa tay hoặc xà phòng trước khi đặt thuốc.
Vệ sinh tay sạch sẽ
Vệ sinh tay sạch sẽ
  • Bước 3: dùng tay cho thuốc vào sâu trong âm đạo khoảng 1 ngón tay. Trong quá trình này cần lưu ý: Nếu thuốc đặt ở dạng viên mềm, có thể sử dụng thuốc luôn, không cần phải thao tác gì cả, tuy nhiên cần nhẹ tay, tránh làm vỡ thuốc. Còn nếu thuốc ở dạng viên cứng, nên ngâm thuốc trong nước ấm khoảng 10 giây để thuốc dễ tan, dễ ngấm vào thành âm đạo hơn, đồng thời cũng tránh làm rơi thuốc.

Nếu thuốc đặt là dạng gel bôi thì đầu tiên, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm hoặc dùng kèm các dung dịch vệ sinh phụ nữ. Tiếp đến là vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay. Khi sử dụng các thuốc đặt dạng gel bôi này, bạn có thể dùng thêm thiết bị hỗ trợ bôi- chú ý cũng cần vệ sinh các thiết bị đúng cách nước rửa đặc hiệu. Cách dùng là gắn ống thuốc vào thiết bị, rồi bóp một lượng gel vừa phải lên thiết bị, rút ống thuốc ra và đưa thiết bị hỗ trợ bôi vào trong âm đạo. Sau khi thuốc đã được đưa sâu vào trong một độ sâu thích hợp thì rút thiết bị ra một cách nhẹ nhàng, cẩn thận. Thiết bị hỗ trợ bôi này có thể dùng nhiều lần nên bạn có thể vệ sinh rồi cất đi để sử dụng vào lần tiếp theo. 

Với các thuốc Đông y: đây là các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, được bào chế dưới dạng bột dược liệu và tạo thành viên kén để sử dụng. Cách đặt thuốc Đông Y vừa có nét tương đồng vừa có sự khác biệt so với thuốc Tây y

Cách đặt thuốc Đông y
Cách đặt thuốc Đông y
  • Bước 1+ 2: giống với thuốc Tây y, người dùng cần vệ sinh vùng kín và tay sạch sẽ. Khi vệ sinh vùng kín cần cẩn thận, nhẹ nhàng và vệ sinh tay cả trước và ngay sau khi đặt thuốc.
  • Bước 3: gói kén lại bằng bông, dùng sợi chỉ (đã tiệt trùng) buộc kén lại để thuốc không rơi ra ngoài.
  • Bước 4: đưa kén vào sâu trong âm đạo, giữ một phần sợi chỉ bên ngoài để có thể lấy kén ra một cách dễ dàng.
  • Bước 5: đợi thuốc tan hoàn toàn, lấy kén ra bên ngoài.
  • Lưu ý: trong thời gian đặt thuốc Đông y, bạn sẽ cảm giác đau rát nhẹ, đồng thời, có thể khí hư, dịch hồng hay vàng nhạt hoặc các mảng viêm sẽ ra theo khi kéo kén ra ngoài. Đây là hiện tượng bình thường, chứng tỏ thuốc có tác dụng, nên bạn không cần quá lo lắng.

Để thuốc đặt có thể phát huy công dụng tối đa nhất, cần: 

  • Tránh việc đi vệ sinh trong quá trình đặt thuốc, vì vậy, thời gian đặt thuốc hợp lý nhất là ban đêm.
  • Khi đặt thuốc, tư thế nên nâng mông cao hơn đầu bằng cách kê gối dưới lưng, chân mở hình chữ V để tránh thuốc rơi ra ngoài.
  • Sau khi thuốc tan hoàn toàn thì bạn có thể hoạt động bình thường, tuy nhiên nên hoạt động nhẹ và vừa phải.
  • Tránh việc lạm dụng thuốc đặt một cách quá mức, điều đó sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn.

Hướng dẫn cách đặt thuốc phụ khoa cho phụ nữ mang thai

Đặt thuốc phụ khoa cho phụ nữ mang thai
Đặt thuốc phụ khoa cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai vẫn có thể sử dụng được thuốc đặt để điều trị bệnh viêm nhiễm âm đạo. Và để tránh gây tổn thương cho thai nhi và sản phụ, thì các thuốc này thường chỉ chứa một lượng nhỏ các thành phần hóa chất, đồng thời, các chất này không thể truyền qua nhau thai. 

Cách đặt thuốc của sản phụ như sau:

  • Bước 1: vệ sinh vùng kín cẩn thận, sạch sẽ bằng nước ấm, hoặc có thể pha thêm với dung dịch vệ sinh phụ nữ. Bên cạnh đó, trước khi đặt thì thuốc cần được ngâm trong 10 giây với nước ấm để có thể tan nhanh hơn và đặt thuốc dễ dàng hơn.
  • Bước 2: vệ sinh tay sạch sẽ bằng nước rửa tay hoặc xà phòng.
  • Bước 3: đưa thuốc vào sâu trong âm đạo khoảng 1 ngón tay (đẩy thuốc vào cho đến cuối ngón).

Một số lưu ý mà sản phụ dùng thuốc đặt cần quan tâm để thuốc có thể tiêu diệt viêm nhiễm hiệu quả:

  • Trong khoảng 30 phút sau khi đặt thuốc, sản phụ cần tránh việc đi vệ sinh, đồng thời tránh việc di chuyển, vận động nhiều.
  • Tránh việc quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bằng thuốc đặt phụ khoa.
  • Người mang thai chỉ được sử dụng thuốc khi có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
  • Không nên sử dụng các thuốc đặt thông thường chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn mạnh.
  • Thời gian dùng thuốc đặt để điều trị viêm nhiễm phụ khoa trong 7- 10 ngày, tránh việc sử dụng thuốc quá liều dùng, dễ gây ra các tác dụng phụ.

Xem thêm: Vệ sinh vùng kín sau sinh mổ, sinh thường đúng cách như thế nào?

Cách đặt thuốc phụ khoa cho người chưa quan hệ tình dục

Đặt thuốc phụ khoa cho người chưa quan hệ tình dục
Đặt thuốc phụ khoa cho người chưa quan hệ tình dục

Đối với nữ giới chưa quan hệ tình dục, các bác sĩ thường khuyến cáo nên sử dụng thuốc uống theo đơn hay điều trị bằng các biện pháp khác thay vì thuốc đặt phụ khoa vì khi dùng thuốc đặt, thuốc có thể đi sâu, làm xước hoặc rách màng trinh nếu không sử dụng đúng cách theo hướng dẫn sử dụng. Dù vậy, việc đặt thuốc vẫn có hiệu quả điều trị viêm nhiễm âm đạo, nên nếu buộc phải sử dụng thì trong giới hạn bài viết, chúng tôi xin đưa ra các lưu ý cho bạn như sau:

  • Trước khi đưa thuốc vào, nên ngâm thuốc trong nước ấm khoảng 10 giây để thuốc mềm dễ đưa vào hơn.
  • Khi đưa thuốc vào cần cẩn thận, khéo léo, tránh xây xát và chỉ nên đưa thuốc vào sâu khoảng 1 ngón tay út, tránh thuốc đi sâu vào trong.
  • Không sử dụng các dụng cụ hỗ trợ đặt thuốc như thiết bị mở van âm đạo…

Có nên sử dụng thuốc đặt phụ khoa vào ngày đèn đỏ không?

Rất nhiều bạn đọc quan tâm rằng trong kỳ kinh nguyệt có sử dụng được thuốc đặt không. Theo như lời khuyến cáo từ các bác sĩ thì câu trả lời là không. Do trong thời gian này, việc đặt thuốc ngoài việc không cho hiệu quả cao mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhiễm nấm của bệnh nhân. Vì vậy, để việc dùng thuốc đạt kết quả tốt nhất, bạn nên đợi qua kỳ kinh rồi sử dụng thuốc đặt phụ khoa.

Một số hiện tượng có thể gặp phải sau khi dùng thuốc đặt phụ khoa

Sau khi dùng thuốc, bạn có thể cảm nhận được một vài biến đổi bất thường của cơ thể. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng và ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức, bạn nên tìm hiểu rõ ràng các biểu hiện thường gặp của việc sử dụng thuốc để có thể phản ứng kịp thời trước các thay đổi dù tốt hay xấu.

Sau khi đặt thuốc, bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi là nóng rát ở vùng kín. Đây chỉ là biểu hiện bình thường của việc dùng thuốc nên bạn không cần quá lo âu về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa, nóng rát vẫn tiếp diễn sau khi ngừng thuốc thì bạn nên đi khám để các bác sĩ có thể phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý phụ khoa.

Ngứa ngáy khó chịu khi đặt thuốc phụ khoa
Ngứa ngáy khó chịu khi đặt thuốc phụ khoa

Đặt thuốc phụ khoa xong bị đau bụng: đây cũng là một biểu hiện hay gặp khác của việc dùng thuốc phụ khoa. Vì vậy, người bệnh không nên lo lắng, hoang mang quá mức, không nên ngừng việc dùng thuốc vì điều đó sẽ làm gián đoạn quá trình điều trị, sẽ gây khó khăn để chữa dứt điểm tình trạng viêm nhiễm, và có thể gây ra các biến chứng. Đau bụng thì thường do các nguyên nhân sau:

  • Thuốc chưa tan hết, đồng thời chưa bắt đầu phát huy tác dụng nên có thể gây ra các cơn đau bụng dưới âm ỉ, thời gian kéo dài còn phụ thuộc vào thời gian tác dụng của thuốc và cơ địa của người bệnh.
  • Người bệnh ngoài bị viêm nhiễm vùng âm đạo còn mắc thêm các bệnh lý phụ khoa khác như u nang buồng trứng, u xơ tử cung… – các bệnh này cũng có triệu chứng là cơn đau bụng dưới.
  • Đặt thuốc phụ khoa bị ra bã thuốc; dịch hồng, đôi khi là dịch màu vàng hoặc hơi xanh; khí hư ra nhiều hơn bình thường kèm theo mùi hôi khó chịu: nếu bạn thấy các biểu hiện này thì tức là thuốc bắt đầu có tác dụng vì sau khi các vi khuẩn, nấm ngứa bị tiêu diệt thì sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể theo dịch tiết và khí hư. Đây là nguyên nhân chính tại sao dịch hồng và khí hư có mùi hôi khó chịu, ngoài ra một phần là do mùi của thuốc đặt khá nồng, đặc biệt là các thuốc đặt Đông y.

Để giảm thiểu ảnh hưởng của tình trạng này tới cuộc sống hàng ngày, bạn có thể sử dụng một số biện pháp sau

Biện pháp giảm ảnh hưởng của một số tình trạng khi đặt thuốc
Biện pháp giảm ảnh hưởng của một số tình trạng khi đặt thuốc
  • Chú ý việc vệ sinh vùng kín khi thấy dịch tiết ra nhiều để tránh nhiễm trùng nặng hơn.
  • Có thể sử dụng băng vệ sinh để dịch tiết không làm dơ quần áo cũng như không ảnh hưởng đến sinh hoạt.
  • Sử dụng chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp vitamin, chất xơ; tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, fastfood và tránh việc sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
  • Nên có thời gian nghỉ ngơi, tránh hoạt động ngay sau khi đặt thuốc để thuốc có thể ngấm và có tác dụng hiệu quả.
  • Đặt thuốc phụ khoa xong bị ra máu: việc ra máu sau khi đặt thuốc cũng thường gặp ở nhiều người, tuy nhiên cũng không vì thế mà có thể bỏ qua biểu hiện này của cơ thể vì ra máu (không phải trong kỳ kinh nguyệt) cũng là triệu chứng của một số bệnh lý phụ khoa ở nữ giới. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể đi khám khi việc ra máu xảy ra trong một thời gian dài. Một số nguyên nhân có thể khiến vùng kín của bạn ra máu khi dùng thuốc đặt phụ khoa như sau:
  • Khi đặt thuốc, việc đặt sai thuốc cũng như không làm mềm thuốc trước khi sử dụng, đặc biệt là các thuốc dạng viên nén cứng có thể làm vùng âm đạo bị tổn thương, dẫn đến chảy máu.
  • Ngoài ra, việc móng tay quá dài hoặc dụng cụ hỗ trợ đặt thuốc chưa được vệ sinh cẩn thận mà khi đặt thuốc không khéo léo, cẩn thận thì cũng có thể làm trầy xước, xây xát, khiến âm đạo chảy máu.
  • Với một số người có cơ địa dị ứng với thành phần của thuốc, khi dùng thuốc có thể xảy ra các tác dụng phụ, làm nội tiết tố thay đổi bất thường, gây ra chảy máu dù đây không phải kỳ kinh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rong kinh ở nữ giới.

Để có thể hạn chế tình trạng vùng kín ra máu, bạn nên:

Hạn chế ra mau vùng kín
Hạn chế ra mau vùng kín
  • Chú ý cách đặt thuốc phụ khoa sao cho đúng hướng dẫn để thuốc có tác dụng cao.
  • Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, cẩn thận, sạch sẽ.
  • Tránh mặc quần áo bằng chất liệu cứng, bó sát sát, khó thấm, khó thoát mồ hôi- dễ khiến vùng kín bị bí bách, khó chịu, ngứa ngáy.
  • Cắt tỉa móng tay gọn gàng, thường xuyên.
  • Vệ sinh các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ đặt thuốc sạch sẽ, cẩn thận.

Xem thêm: Viêm lộ tuyến tử cung là bệnh gì? Biểu hiện, Nguyên nhân, Cách điều trị

Q&A về cách đặt thuốc phụ khoa

Q&A về cách đặt thuốc phụ khoa
Q&A về cách đặt thuốc phụ khoa
  • Vừa quan hệ xong có thể đặt thuốc được không?

Như ở trên đã nói là nên tránh việc quan hệ tình dục khi dùng thuốc đặt phụ khoa. Vì vậy, bạn không nên đặt thuốc cả trước, trong quá trình và sau khi quan hệ. Bởi sau khi quan hệ thì vùng âm đạo trở nên nhạy cảm, dễ bị nhiễm trùng hơn bình thường. Không chỉ vậy, môi trường âm đạo trong một thời gian ngắn bị thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển đồng thời còn có thể dẫn đến một vài tác dụng phụ của thuốc.

  • Mất bao lâu sau khi đặt thuốc thì tan?

Điều này còn phụ thuộc vào từng dạng điều chế của thuốc: thuốc dạng gel sẽ tan nhanh thuốc dạng viên nén và độ ẩm môi trường âm đạo của từng người: nếu là môi trường ướt thì thuốc dễ tan hơn.

Để thuốc tan hoàn toàn và đạt hiệu quả cao, bạn nên nghỉ ít nhất là 15 phút, tốt nhất là nên đặt thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ, đồng thời vệ sinh vùng kín sạch sẽ, cẩn thận. 

Dấu hiệu để nhận biết là thuốc đã tan hết: khi bạn thấy vùng kín bị ra bã thuốc, khí hư, dịch hồng đôi khi hơi vàng hoặc xanh kèm theo mùi hôi nồng đặc trưng nghĩa là thuốc đã tan hết, và đã có tác dụng.

  • Mất bao lâu sau khi đặt thuốc thì tiểu được?

Thường, ngay sau khi đặt thuốc là bạn có thể đi tiểu ngay, tuy nhiên, để đảm bảo công dụng của thuốc được tốt nhất thì nên hạn chế việc đi tiểu bằng cách giảm lượng nước uống hàng ngày và có thể tiểu tiện trước khi đặt thuốc.

  • Đặt thuốc phụ khoa bằng dụng cụ: hiện nay, việc dùng các dụng cụ, thiết bị để hỗ trợ việc đặt thuốc khá là phổ biến vì biện pháp này đảm bảo vệ sinh, an toàn hơn so với dùng tay như bình thường. Thuốc được sử dụng ở biện pháp này là các thuốc đặt dạng gel. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách đặt thuốc phụ khoa sử dụng bơm:

Bước 1: vệ sinh vùng kín và vệ sinh tay sạch sẽ bằng nước sạch, có thể dùng thêm các dung dịch rửa rồi đeo găng tay.

Bước 2: vệ sinh ống bơm bằng nước sôi 100 độ để tiệt trùng, rồi cho thuốc vào ống bơm.

Bước 3: để thuốc dễ đưa vào âm đạo hơn, người bệnh nên nằm ngửa, kê gối để phần hông cao hơn, 2 chân mở hình chữ V.

Bước 4: đưa ống bơm vào trong âm đạo rồi đẩy thuốc vào trong.

Bước 5: sau khi đẩy thuốc vào sâu bên trong khoảng 1 ngón tay, rút ống bơm ra ngoài và vệ sinh tay sạch sẽ.

  • Sau khi đặt thuốc phụ khoa, thuốc rơi ra bên ngoài: đây là hệ quả của việc đặt thuốc sai hướng dẫn sử dụng: có thể do bạn đã vệ sinh vùng kín quá sâu trước khi đặt thuốc hoặc làm mềm các thuốc dạng viên nén quá mức (ngâm nước quá nóng hoặc ngâm quá lâu) khiến thuốc trở nên trở nên trơn trượt hơn mức cần thiết. Trong trường hợp này, bạn không nên hoang mang, lo lắng quá mức. Hãy bình tĩnh và đặt lại thuốc, tuy nhiên cần chú ý liều lượng để không sử dụng thuốc quá liều và bạn có thể sử dụng băng vệ sinh để tránh xảy ra tình trạng này lần nữa.
  • Đặt thuốc phụ khoa có bị chậm kinh không? Thuốc đặt phụ khoa chỉ có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm, loại bỏ tình trạng viêm nhiễm vì vậy, thuốc không hề làm chậm kinh. Việc chậm kinh có thể do một số nguyên nhân sau đây:
Đặt thuốc phụ khoa có bị chậm kinh không?
Đặt thuốc phụ khoa có bị chậm kinh không?

Người bệnh đang trong thời kỳ có sự thay đổi nội tiết tố một cách rõ rệt như mang thai, mãn kinh…

Do sử dụng quá mức các thực phẩm có chứa những chất kích thích như cafe, thuốc lá, bia rượu…

Do căng thẳng, lo âu, stress kéo dài.

Do lạm dụng quá mức các thuốc kháng sinh, các thuốc tránh thai khẩn cấp dẫn đến tác dụng phụ của thuốc.

Do một số bệnh lý phụ khoa có triệu chứng là chậm kinh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng….

Bạn nên đi khám phụ khoa nếu tình trạng chậm kinh xảy ra trong một thời gian dài để có thể tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.

Kết luận

Thuốc đặt phụ khoa có tác dụng điều trị tình trạng viêm ở vùng âm đạo hiệu quả cùng với thao tác sử dụng dễ thực hiện nên là một trong những biện pháp điều trị được nữ giới ưa chuộng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, do chưa thực sự hiểu rõ về cách dùng cũng như những chú ý khi sử dụng mà một số người đã gặp phải các tác dụng không mong muốn. 

Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hiệu quả về cách đặt thuốc âm đạo như hướng dẫn sử dụng, các lưu ý, một vài biểu hiện khi dùng thuốc và các thắc mắc của đa số bạn đọc.

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết, nếu còn những thắc mắc, nghi vấn bạn có thể gửi câu hỏi về web, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp cho bạn.

Ngày viết:
Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *