Vệ sinh vùng kín sau sinh mổ, sinh thường đúng cách như thế nào?

Sau sinh, chị em phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau từ cuộc sống, gia đình, tâm lý, những thay đổi về nội tiết tố hay vóc dáng của bản thân. Và có một điều mà chắc hẳn chị em nào cũng sẽ quan tâm là vệ sinh vùng kín sau sinh như thế nào?

Đối với những chị em sinh mổ, vùng kín sẽ ít bị tác động hơn nhưng còn với chị em thực hiện sinh thường, đôi khi phải rạch tầng sinh môn để tăng độ mở của âm đạo, đưa em bé ra ngoài thì vấn đề vệ sinh vùng kín sẽ càng khó khăn hơn.

Vậy vùng kín sẽ thay đổi như thế nào sau khi sinh? Cách vệ sinh vùng kín? Những lưu ý khi sinh vùng kín sau sinh thường và sinh mổ? Vệ sinh vùng kín tại nhà?…

Để hiểu rõ và đầy đủ nhất về việc vệ sinh vùng kín sau sinh các mẹ hãy cùng Acadiacentennial  theo dõi, tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Những thay đổi về vùng kín của chị em phụ nữ sau khi sinh

Đa số các trường hợp, sau khi sinh vùng kín của chị em đều sẽ có những thay đổi ở các mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào khả năng đưa em bé ra ngoài, những tổn thương phải chịu và do cả việc sinh thường hay sinh mổ,..

Lúc này, các chị em thường cảm thấy không còn tự tin về vùng “bí mật” ấy nữa đồng thời những lo lắng về tổn thương, viêm nhiễm phụ khoa cũng khiến không ít chị em hoang mang.

Có thể nói sinh con là lí do hàng đầu khiến cho vùng kín của chị em có nhiều thay đổi, trở nên xấu xí, bị thâm, và thay đổi cả về hình dạng, kích thước,… Nhưng các tác động này sẽ khác nhau giữa sinh thường và sinh mổ.

Những thay đổi của vùng kín sau sinh mổ

Nhiều chị em thường nghĩ rằng sinh mổ sẽ đưa em bé qua bụng mà không tác động gì đến âm đạo thì chắc chắn sẽ không phải lo ngại gì.

Những thay đổi của vùng kín sau sinh mổ
Những thay đổi của “cô bé” sau sinh mổ

Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, dù không bị tác động dao kéo hay các tác động cơ học nào khác trên vùng kín nhưng âm đạo của chị em vẫn sẽ có những thay đổi so với bình thường:

  • Theo Thạc sỹ, Bác sĩ  Hà Ngọc Mạnh – Phó Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ (Hà Nội):  “Nếu chị em nào cho rằng sinh mổ không liên quan gì đến tầng sinh môn hoặc âm đạo là sai. Trước khi ca sinh mổ diễn ra, kể cả đẻ mổ hay đẻ thường, người phụ nữ đều trải qua cơn chuyển dạ, khi này cửa tử cung co bóp, phần nhiều là dãn ra đến một mức nhất định. Sau sinh, để cổ tử cung hoàn toàn khép lại như trạng thái ban đầu, chị em sẽ phải kiêng cữ chuyện ấy trong khoảng 6 tuần. Lý do là sau đẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn ngược dòng khi tử cung đang co hồi, cổ tử cung được đóng khít lại”.
  • Sự thay đổi nội tiết tố sau sinh khiến vùng kín dễ bị khô ráp, khó chịu.
  • Màu sắc của “cô bé” sẽ thay đổi, thâm sạm hơn do lượng máu dồn về đây nhiều, khiến cho “cô bé” trở nên kém hấp dẫn.
  • Phần môi bé sẽ tăng kích thước, lớn hơn bình thường hoặc có thể bị đẩy ra phía ngoài, gây ra những khó chịu, đặc biệt là trong chuyện sinh hoạt vợ chồng.
  • Vùng âm đạo giãn rộng hơn cũng khiến cho “cuộc yêu” không được trọn vẹn, chị em sẽ khó khăn hơn trong việc đạt được khoái cảm.
  • Sản dịch chảy ra từ âm đạo sau sinh cũng khiến cho chị em cảm thấy ẩm ướt, khó chịu, không tự tin khi gần gũi với bạn tình. Và đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi, phát triển những loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ âm đạo.

Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng đến vùng âm đạo ở chị em sinh mổ thường sẽ nhẹ hơn so với sinh thường. Với những trường hợp sinh mổ nhiều lần hay tăng cân quá nhiều trong khi mang thai thì “cô bé” cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Những thay đổi của vùng kín sau sinh thường

Khác với việc phẫu thuật vùng bụng để lấy thai nhi ra, sinh thường là cách lấy em bé trực tiếp từ cửa mình. Với một số trường hợp kích thước em bé to hơn so với độ mở của tử cung thì bên cạnh cơn đau chuyển dạ, chị em còn phải chịu cơn đau rạch tầng sinh môn.

Chính vì vậy, sinh thường vẫn luôn khiến cho chị em lo sợ về mức độ tàn phá vùng kín, nó sẽ khiến cho vùng kín thay đổi hoàn toàn, xấu xí và xập xệ hơn.

Khác với sinh mổ thì sinh thường là phương pháp đẻ mà em bé sẽ được ra ở cửa mình. Hơn nữa chị em thường sẽ phải rạch vùng tầng sinh môn để bé có thể được đưa ra dễ hơn. Chính vì vậy mà sinh thường khiến cô bé của bạn thay đổi hoàn toàn, lão hóa và xập xệ.

Những thay đổi của vùng kín sau sinh thường
Những thay đổi của “cô bé” sau sinh thường

Các ảnh hưởng đến “cô bé” do sinh thường như:

  • Trong quá trình sinh em bé, âm đạo sẽ chịu những tổn thương trực tiếp, bị giãn rộng hơn rất nhiều để chào đón em bé ra đời. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng “cuộc yêu” của hai vợ chồng.
  • Lượng Estrogen trong cơ thể phụ nữ sau khi sinh giảm xuống làm giảm tiết chất nhờn ở âm đạo, gây khô âm đạo, điều này sẽ càng gây khó chịu, đau đớn cho chị em khi cùng chồng gần gũi vào giai đoạn này.
  • “Cô bé” không còn được hồng hào như trước khi sinh mà dễ trở nên thâm sạm, nhiều trường hợp sinh thường nhiều lần âm đạo còn có thể chuyển sang màu đen, gây mất thẩm mỹ.
  • Giống như sinh mổ, phần môi bé cũng bị to ra đáng kể, kéo dài ra cả bên ngoài nhưng với mức độ nặng hơn.
  • Không chỉ có cổ tử cung mà cả phần đường vào và các cơ ở âm đạo cũng sẽ bị giãn rộng, giảm khả năng đàn hồi.
  • Âm đạo mở quá rộng dễ gây ra tình trạng són tiểu hay vùng kín cũng dễ phát ra tiếng kêu trong khi gần gũi chồng, khiến chị em khó chịu và cảm thấy ngại ngùng.
  • Dù là sinh thường hay sinh mổ, vẫn sẽ xuất hiện một lượng sản dịch do phần niêm mạc tử cung, các tế bào máu bị tổn thương thoát ra qua âm đạo.

Tất cả chị em sau sinh thường đều phải chịu những tác động trực tiếp lên vùng kín. Nhưng những thay đổi này sẽ dần trở về bình thường hoặc tình trạng sẽ được cải thiện hơn sau một thời gian và nếu như bạn biết chăm sóc vùng kín đúng cách.

Tại sao phải vệ sinh vùng kín sau sinh?

Các chị em sinh thường hay sinh mổ đều phải chịu những tổn thương nhất định ở vùng kín cùng với tình trạng mất sức, suy nhược cơ thể sau sinh khiến khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, dễ mắc các bệnh, dễ nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm trùng phụ khoa hay nhiễm khuẩn vết mổ,…

Các chị em sinh thường, rạch tầng sinh môn là điều thiết yếu. Vết rạch ở tầng sinh môn có thể dài hay ngắn tuỳ thuộc vào độ mở của tử cung và kích thước của em bé. Khi cơ thể bị thương, cảm giác đau, sưng tấy hay ngứa vùng bị thương là điều không thể tránh khỏi, nhất là khi mẹ phải đi lại, vận động nhiều.

Tại sao phải vệ sinh vùng kín sau sinh?
Tại sao phải vệ sinh vùng kín sau sinh?

Lúc này, nếu các mẹ không biết cách chăm sóc vùng kín sau sinh hợp lý và đúng cách thì sẽ dẫn đến nhiễm trùng vết thương, khiến tình trạng của vết thương nặng hơn, kéo dài thời gian hồi phục.

Âm đạo bị viêm nhiễm sẽ gây ra tình trạng đau rát, ngứa, gây cảm giác khó chịu vì mùi hôi,… và còn tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như nhiễm nấm âm đạo, khí hư,…

Mang thai và sinh đẻ không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Các biện pháp chăm sóc và phục hồi vùng kín sẽ giúp chị em thêm tự tin, lấy lại vẻ trẻ trung, khoẻ khoắn vùng sinh dục,…

Khi nào nên vệ sinh vùng kín?

Thông thường, các chị em sau sinh cũng đã cần vệ sinh vùng kín chu đáo và đúng cách rồi. Và đặc biệt, với phụ nữ sau sinh, khi mà vùng kín phải chịu những tổn thương thì việc chăm sóc, vệ sinh vùng kín càng cần được chú trọng và cẩn thận hơn.

Khi nào nên vệ sinh vùng kín? 
Khi nào nên vệ sinh vùng kín?

Các chuyên gia sản phụ khoa khuyên chị em sau sinh nên thực hiện vệ sinh vùng kín vào những thời điểm sau đây:

  • Sau mỗi lần tiểu tiện hoặc đại tiện
  • Sau mỗi thần thay băng vệ sinh
  • Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ
  • Vệ sinh đều đặn hàng ngày, ít nhất 2 lần mỗi ngày
  • Với những trường hợp bị rạch tầng sinh môn, chị em cần chú ý khi vệ sinh vùng kín, tránh những tác động gây bung chỉ, ảnh hưởng đến vết khâu.

Những điều cần lưu ý khi vệ sinh vùng kín cho chị em sau sinh

Với những trường hợp vệ sinh sau khi tiểu tiện, đại tiện hay vệ sinh hàng ngày:

  • Bạn có thể vệ sinh vùng kín bằng nước sạch hoặc các dung dịch vệ sinh phụ nữ thích hợp, chú ý dùng nước ấm sẽ tốt hơn so với nước lạnh.
  • Nếu sử dụng dung dịch vệ sinh thì nên lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ, có độ pH phù hợp, tốt nhất nên có sự tư vấn của bác sĩ hay các chuyên gia.
  • Rửa sạch, chú ý các vùng kẽ hay mép âm đạo
  • Sau khi rửa xong nên dùng khăn bông mềm và sạch để lau khô, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn.
  • Không dùng vòi hoa sen xối nước trực tiếp vào trong âm đạo, tránh thụt rửa âm đạo quá sâu vì sẽ dễ gây nhiễm trùng phụ khoa hơn.
  • Tránh sử dụng xà phòng để vệ sinh hay ngâm mình trong bồn tắm có chứa nhiều xà phòng.
  • Tránh vệ sinh vùng kín bằng các chất có tính tẩy rửa mạnh, quá acid hay quá kiềm vì dễ làm tăng mức độ tổn thương ở âm đạo.
  • Dùng các loại dung dịch vệ sinh để rửa vùng kín quá nhiều lần trong ngày sẽ dễ gây ra các kích ứng. Vì vậy, cần hạn chế tình trạng này.
  • Thay quần lót mỗi ngày hoặc mỗi khi quần bị bẩn. Chú ý giặt ngay sau khi thay ra và phơi ở nơi có ánh nắng, không để ngâm hoặc giặt chung với những quần áo khác để tránh sự phát triển của vi khuẩn.
  • Chỉ mặc khi quần lót đã thật sự khô ráo và sạch sẽ, không còn ẩm ướt và không có mùi hôi.
  • Thao tác rửa nên từ trước ra đằng sau, sau khi rửa vùng âm đạo mới rửa đến hậu môn, không thao tác ngược lại vì sẽ mang vi khuẩn từ hậu môn lên âm đạo.

Dù các chuyên gia khuyến cáo các cặp vợ chồng chỉ nên quan hệ tình dục sau ít nhất 6 tuần đối với sinh thường và lâu hơn đối với sinh mổ để vết mổ có thời gian hồi phục.

Những điều cần lưu ý khi vệ sinh vùng kín cho chị em sau sinh
Những điều cần lưu ý khi vệ sinh vùng kín cho chị em sau sinh

Nhưng có nhiều cặp vợ chồng vẫn làm điều này sớm hơn. Việc vệ sinh bộ phận sinh dục ở cả nam và nữ trước và sau khi quan hệ rất quan trọng. Các cặp đôi cũng cần đảm bảo đầy đủ những lưu ý ở trên để tránh những tác hại không đáng có.

Do sau khi sinh, âm đạo của chị em sẽ có sản dịch. Lúc này, việc sử dụng băng vệ sinh là cần thiết nên việc vệ sinh vùng kín trong giai đoạn này cũng cần chú ý nhiều điều:

  • Lựa chọn các loại băng vệ sinh phù hợp, dành cho sản phụ, đảm bảo chất lượng, nên tránh các loại băng có mùi thơm vì chúng đôi khi có thể gây ra kích ứng vùng kín và cũng dễ thu hút vi khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
  • Chỉ dùng mỗi miếng băng vệ sinh tối đa 4 tiếng và phải thay mới. Do băng vệ sinh ẩm ướt, nhiều dịch cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và đặc biệt là thời kì nhạy cảm như sau sinh, âm đạo giãn rộng khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
  • Thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách, theo những lưu ý ở trên sau mỗi lần thay băng vệ sinh.

Cách vệ sinh vùng kín sau sinh thường và sinh mổ

Dù là vệ sinh vùng kín sau sinh mổ hay sinh thường thì chị em phụ nữ vẫn cần thực hiện các bước vệ sinh vùng kín đầy đủ và theo đúng thứ tự sau:

  • Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ

Bàn tay vẫn luôn là nơi cư trú của rất nhiều loại vi khuẩn do đây là cơ quan tiếp xúc với đủ mọi thứ trong cuộc sống. Và việc vệ sinh vùng kín của bạn cũng được thực hiện bằng tay. Do vậy, vệ sinh tay sạch sẽ là bước đầu tiên mà bạn cần thực hiện.

Tốt nhất bạn nên rửa tay thật kỹ với xà phòng và nước ấm ít nhất 5 phút, chú ý làm sạch phần kẽ tay hay móng tay vì những vị trí này dễ nhiễm nhiều vi khuẩn và bụi bẩn nhất.

Sau khi rửa tay xong, lau khô bằng khăn mềm, sạch

Cách vệ sinh vùng kín sau sinh thường và sinh mổ
Vệ sinh đúng cách sau sinh mổ – sinh thường
  • Bước 2: Thay băng vệ sinh

Lột băng vệ sinh ra khỏi quần lót theo chiều từ trước ra sau sẽ giúp hạn chế tối đa lượng vi khuẩn tiếp xúc với âm đạo. Tay cầm ở phần mép băng vệ sinh, vùng sạch sẽ, không có dính máu hay dịch tiết.

Chỉ sử dụng mỗi miếng băng vệ sinh không quá 4 tiếng, sau đó phải thay miếng mới ngay để tránh việc vi khuẩn làm tổ và phát triển ở trong băng vệ sinh, xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm.

  • Bước 3: Rửa âm đạo

Nhiều người thường hỏi rằng có nên thụt rửa vùng kín hay không? Câu trả lời là không vì việc thụt rửa sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào trong âm đạo. Bạn nên rửa âm đạo theo chiều từ trước ra sau.

Sau khi tiểu tiện, đại tiện hay sau khi thay băng vệ sinh, bạn đều cần phải rửa âm đạo cho sạch sẽ, đảm bảo an toàn. Giữ tư thế ngồi trên bồn cầu. Lúc này, bạn có thể rửa bên ngoài vùng kín từ trước ra sau với nước ấm từ vòi hoa sen, dung dịch vệ sinh dành cho phụ nữ sau sinh hoặc dung dịch nước muối ấm, chú ý không thụt rửa âm đạo để tránh những viêm nhiễm không đáng có.

Bạn có thể lau vùng kín một cách nhẹ nhàng sau khi rửa xong bằng giấy vệ sinh chất lượng hoặc khăn bông sạch, mềm mại.

  • Bước 4: Bôi thuốc cho vết thương

Các biện pháp chăm sóc, phục hồi giúp rút ngắn thời gian hồi phục của những tổn thương ở “cô bé” sau sinh là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là với vết rạch tầng sinh môn ở những chị em sinh thường. Các chị em sinh mổ nếu không có bất kì tổn thương, vết rách nào phía bên ngoài âm đạo thì khi vệ sinh có thể bỏ qua bước này.

Các chị em nên giữ cho vết khâu ở tầng sinh môn được sạch sẽ và khô ráo.

Có thể lựa chọn một số loại kem bôi thích hợp theo chỉ định của bác sĩ để thoa lên vết thương, không chỉ tạo một màng bảo vệ bên ngoài vết thương, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn mà còn giúp cho vết khâu nhanh liền lại, giảm bớt cảm giác đau đớn hay khó chịu.

Và bạn cũng chú ý lời khuyên của bác sĩ nên kiêng quan hệ vợ chồng ít nhất 6 tuần kể từ khi người vợ sinh em bé để đảm bảo an toàn, tránh các tác động làm tổn thương thêm vết mổ.

Bôi thuốc cho vết thương sau sinh
Bôi thuốc cho vết thương sau sinh
  • Bước 5: Đứng hẳn lên rồi mới xả nước bồn cầu

Đây có thể là một trong những bước mà chị em dễ thực hiện sai do thói quen hoặc không lường trước được tác hại của việc xả nước bồn cầu ngay khi vẫn còn đang ngồi trên bồn cầu.

Trong quá trình vệ sinh, hạn chế tối đa việc chạm tay vào bồn cầu vì nơi đây cũng là một vị trí hay bị ẩm ướt, tích tụ nhiều loại vi khuẩn. Tốt nhất nên đậy nắp bồn cầu rồi mới xả nước vì khi bạn xả nước, những giọt nước đầy khi khuẩn có thể sẽ bắn lên hoặc bắn ra ngoài,. Điều tệ hại hơn là khi đó bạn vẫn chưa đứng dậy khỏi bồn cầu, với một lực tương đối mạnh, các giọt nước này bắn lên sẽ có thể tiếp xúc hoặc vào trong âm đạo của bạn. Thế là các bước vệ sinh trước đó coi như uổng phí mà lại còn tăng khả năng viêm nhiễm hơn so với bình thường.

  • Bước 6: Đi tiểu đứng

Đi tiểu ngồi có thể khiến cho nước tiểu tiếp xúc với âm đạo, đặc biệt là vết khâu gây hiện tượng đau rát, ngứa và khó chịu. Do vậy, tư thế đi tiểu đứng được khuyến khích cho chị em sau khi sinh vì nó sẽ hạn chế được lượng nước tiểu đọng lại ở âm đạo.

Bạn có thể đi tiểu trong lúc tắm vòi sen, nước từ vòi sen không chỉ giúp rửa trôi bụi bẩn mà còn giúp nước tiểu chảy thẳng xuống, giảm thiểu các

Nước tiểu có thể làm đau rát vết rạch âm đạo và nước tiểu có chứa các thành phần cặn bẩn, độc tố có thể ảnh hưởng đến vết thương.

Vậy nên tránh để nước tiểu đọng lại ở vùng kín bằng cách đi tiểu đứng, hay có thể tiểu trong lúc đứng tắm vòi sen giúp nước tiểu chảy thẳng xuống, giảm thiểu những ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục của chị em cũng như vết thương.

Trong trường hợp mót tiểu nhưng lại khó đi thì bạn có thể áp bụng biện pháp ngâm vùng kín trong một chậu nước ấm để các cơ được thoải mái và giãn ra hơn, dễ dàng tiểu tiện.

Sau khi đi tiểu hay đại tiện nhớ đừng quên vệ sinh vùng kín nhé.

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Thuốc tránh thai khẩn cấp và hàng ngày: Tác dụng phụ, hướng dẫn cách sử dụng

Vệ sinh vùng kín tại nhà từ thiên nhiên

Nếu không được chăm sóc cẩn thận, các chị em sẽ rất dễ bị nhiễm trùng vùng kín sau sinh. Bên cạnh các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ được bày bán trên thị trường, chị em cũng có thể tự tạo ra cho mình từ những thảo dược thiên nhiên dễ kiếm, tiết kiệm như vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không, bằng lá chè xanh hay rửa nước muối,…

Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không

Với thành phần đa dạng, giàu dưỡng chất như protein, glucid, chất béo và các loại hydrocacbon, tinh dầu, các hoạt chất kháng khuẩn mạnh,… lá trầu không giúp ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, ngăn chặn những tác động gây hại của chúng đối với vùng kín.

Các bạn có thể đun nước lá trầu không để xông hơi vùng kín với các bước thực hiện vô cùng đơn giản:

  • Lấy một lượng vừa đủ lá trầu không đem rửa sạch.
  • Cho nước sạch vào nồi, đun sôi. Sau đó cho lá trầu không đã rửa vào, đun nhỏ lửa trong khoảng 15 phút.
  • Bạn có thể thêm vào một chút muối và hoà tan trong nồi nước vừa đun để tăng khả năng sát khuẩn.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước khi thực hiện xông hơi
  • Đổ nước trầu không ra một chậu sạch
  • Đợi cho nước nguội bớt thì ngồi lên phía trên chậu để hơi nước bốc lên phía “cô bé”, xông trong khoảng 10 phút. Lưu ý không ngâm chân hay “cô bé” trong chậu khi đang xông.

Tuỳ vào mức độ viêm nhiễm, tổn thương hay điều kiện thời gian mà các chị em có thể thực hiện tuần 1 – 2 lần hoặc có thể là mỗi ngày.

Bên cạnh xông hơi, chị em cũng có thể dùng nước đun lá trầu không để nguội trong việc vệ sinh vùng kín. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị lá trầu không đã rửa sạch
  • Đun sôi với lượng nước vừa đủ và để nguội
  • Lấy nước lá trầu không để vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài “em bé”

Bạn nên áp dụng phương pháp này mỗi ngày hoặc 2 – 3 lần/ ngày với những chị em đang gặp phải tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, không sử dụng nước trầu không đã để qua đêm.

Vệ sinh vùng kín tại nhà từ thiên nhiên
Vệ sinh vùng kín tại nhà từ thiên nhiên

Tuy nhiên, một số chị em có thể bị kích ứng, không mang lại hiệu quả khi dùng lá trầu không. Lúc này, chị em đừng cố tiếp tục mà nên chuyển sang phương pháp khác hoặc đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn phù hợp.

Vệ sinh vùng kín bằng lá trà xanh

Trong lá trà xanh có chứa một hoạt chất đặc biệt là EGCG (Epigallocatechin Galat) với tác dụng chống oxy hoá cực kì tốt, cao hơn vitamin C đến 100 lần và hơn vitamin E 25 lần. Hoạt chất này giúp ngăn chặn quá trình lão hoá từ bên trong ra bên ngoài, thúc đẩy quá trình hình thành tế bào mới, hạn chế nếp nhăn. Hơn nữa, lá trà xanh còn có khả năng diệt khuẩn rất mạnh, tiêu diệt được cả loại nấm Candida hay gây những viêm nhiễm âm đạo ở nữ giới.

Vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên liệu được nhiều chị em sử dụng để vệ sinh vùng kín, đặc biệt là sau khi sinh em bé xong. Các bước thực hiện cũng vô cùng đơn giản:

  • Rửa lá trà xanh thật kĩ, cắt bỏ những phần cuống thừa và vò nát
  • Trần qua một nồi nước sôi và đổ phần nước đó đi
  • Thêm một lượng nước vừa đủ và 2 thìa muối trắng, đun sôi trong 5 đến 10 phút
  • Đổ nước trà xanh vừa đun ra chậu, thêm nước đến nhiệt độ phù hợp.
  • Lấy dung dịch vừa pha vệ sinh vùng kín.
  • Dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch.

Chú ý rửa lá trà xanh thật kĩ vì dễ bị nhiễm thuốc sâu, gây ảnh hưởng đến vùng kín khi chị em sử dụng và nên lựa chọn những lá trà hái ở đồi hơn là lá trà vườn vì hàm lượng hoạt chất có ích cao hơn.

Xông vùng kín sau sinh với nước muối

Là một chất sát khuẩn hiệu quả được biết đến từ rất lâu trước đây. Nước muối trở thành dung dịch sát trùng trong rất nhiều trường hợp viêm nhiễm, nấm ngứa từ viêm họng, viêm mũi, viêm tai cho đến các tổn thương trên da,…

Xông hơi vùng kín với dung dịch nước muối là một trong những lựa chọn đầu tiên của chị em vì sự tiện lợi, dễ kiếm, tính kinh tế cũng như hiệu quả mà nó mang lại. Phương pháp vệ sinh này không chỉ đảm bảo an toàn, loại bỏ vi khuẩn ở vùng kín mà còn có tác dụng làm giảm những khó chịu, ngứa ngáy cùng mùi hôi do khí hư ở âm đạo,…

Muối tự nhiên sẽ là lựa chọn tối ưu nhất cho bạn bởi thành phần của nó nguyên chất hơn bất kì loại muối nào, cũng không có chứa các chất bảo quản.

Xông vùng kín sau sinh với nước muối
Xông vùng kín sau sinh với nước muối

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một lượng muối tinh khiết
  • Thêm nước vừa đủ theo tỷ lệ 1 : 10, tức là một phần muối sẽ được pha tương ứng với 10 phần nước và hoà tan hoàn toàn muối vào trong nước.
  • Đun sôi dung dịch nước muối nói trên.
  • Bắc xuống và đợi cho nước nguội bớt.
  • Tiến hành xông vùng kín trong khoảng 15 phút.
  • Nhẹ nhàng lau khô vùng kín và những vùng xung quanh, đảm bảo điều kiện sạch sẽ

Các chị em có thể thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần mỗi tuần. Tránh lạm dụng quá nhiều bởi muối có thể khiến cho âm đạo của bạn bị khô vì mất nước gây cảm giác khó chịu.

Vệ sinh vùng kín bằng nước ngải cứu

Không chỉ là một loại gia vị trong các món hầm, thảo dược chữa bệnh phụ nữ, giúp điều hoà kinh nguyệt,… Ngải cứu còn được lựa chọn và trở thành một trong những nguyên liệu dùng để xông vùng kín hiệu quả nhất, giảm tình trạng viêm nhiễm, giảm ngứa rát và giúp điều trị khí hư, loại bỏ mùi hôi.

Với mùi thơm dịu nhẹ, nước xông ngải cứu đem lại cho chị em cảm giác dễ chịu, thoải mái.

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị một lượng ngải cứu khô hay tươi đều được
  • Thêm nước vừa đủ (thông thường 20g ngải cứu thì cần đun trong khoảng 300ml nước)
  • Đun lửa nhỏ cho đến khi sôi để lượng tinh dầu trong ngải cứu được chiết ra hết mà không bị bay ra ngoài.
  • Bắc nồi ra, đợi cho nước nguội bớt và bắt đầu xông vùng kín trong khoảng 15 đến 20 phút
  • Nên duy trì thực hiện phương pháp này mỗi tuần 2 – 3 lần để có được hiệu quả tốt nhất.

Vệ sinh với nước phèn chua

Phèn chua không chỉ giúp phòng tránh những viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới mà còn có tính sát khuẩn cao giúp khử mùi hôi hiệu quả.

Tuy nhiên, do tính kiềm cao mà âm đạo của nữ giới có tính acid nên bạn chỉ dùng phèn chua để xông hơi vùng kín chứ không dùng để rửa vì có thể sẽ gây mất cân bằng pH ở âm đạo.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 20 – 30 g phèn chua, nghiền nhỏ
  • Đun một lượng nước nóng vừa đủ và đổ ra chậu sạch
  • Cho phèn chua vào, khuấy đều cho tan hết.
  • Đợi cho nước nguội bớt và bắt đầu xông vùng kín

Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ giúp cho vùng kín của bạn luôn được sạch sẽ, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa hay khí hư hiệu quả.

Xem thêm: Thuốc đặt phụ khoa Polygynax cho bà bầu: Cách đặt không bị vỡ, giá bán

Vệ sinh vùng kín bằng gừng tươi

Gừng tươi vẫn luôn là dược liệu xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian, được minh chứng với nhiều tác dụng khác nhau. Gừng có tính ấm giúp se khít lỗ chân lông, tăng khả năng co lại của các cơ, giúp chị em thu hẹp vùng âm đạo.

Chỉ sau 1 tuần xông hơi với gừng, vùng kín của chị em sẽ có nhiều thay đổi đáng ngờ đấy.

Vệ sinh vùng kín bằng gừng tươi
Vệ sinh vùng kín bằng gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một ít gừng tươi đem giã nát cùng 2 thìa muối
  • Thêm nước vừa đủ và đun trong khoảng 15 đến 20 phút ở lửa nhỏ.
  • Bắc nước xuống, đợi nguội bớt và xông hơi.

Không dùng nước gừng để rửa vùng kín vì sẽ dễ gây ra mụn, làm nặng thêm những tổn thương cho vùng kín của chị em.

Xông nước lá lốt cho vùng kín

Lá lốt với tác dụng giảm sưng, tiêu viêm hiệu quả. Các vấn đề phụ khoa của phái đẹp có thể được giải quyết nếu thường xuyên sử dụng nước đun lá lốt để xông vùng kín.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một ít lá lốt, rửa sạch và vò nát.
  • Thêm một lượng nước vừa đủ (khoảng 500ml), đun sôi.
  • Có thể thêm một chút muối vào nước để tăng tác dụng.
  • Đợi nước sôi thêm 2 phút thì bắc ra, đợi nguội và xông vùng kín.
  • Bạn cũng có thể nước lá nốt nguội hẳn và lấy để rửa vùng kín. Thực hiện đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần.

Vệ sinh vùng kín bằng lá húng quế

Húng quế không chỉ là một loại rau thơm, giúp tăng mùi vị của món ăn mà còn được dùng làm nguyên liệu để xông hơi, vệ sinh vùng kín. Trong lá húng quế có thành phần kháng khuẩn cao, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm nhiễm, ngứa rát âm đạo.

Vệ sinh vùng kín bằng lá húng quế
Vệ sinh vùng kín bằng lá húng quế

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá húng quế, rửa thật sạch và ngâm trong dung dịch nước muối pha loãng
  • Giã hoặc vò nát lá húng quế và đem đun sôi với khoảng 500ml nước sạch.
  • Đun nước sôi thêm 5 phút nữa và tắt bếp
  • Đợi nước nguội và xông vùng kín tròn 10 – 15 phút

Xông rửa vùng kín bằng nước lá ổi

Trong lá ổi có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng điều trị viêm nhiễm, giảm ngứa rát vùng kín nên cũng được rất nhiều chị em tin dùng, lấy làm nước rửa vùng kín sau sinh.

Cách thực hiện:

  • Lựa chọn một ít lá ổi tươi, loại bỏ các lá đã quá già
  • Rửa sạch, sau đó giã hoặc vò nát lá ổi
  • Đun sôi với nước trong khoảng 15 phút ở lửa nhỏ, có thể thêm một chút muối.
  • Để nguội và rửa vùng kín thật nhẹ nhàng, cẩn thận.

Nên duy trì sử dụng phương pháp này mỗi tuần 2 – 3 lần để đạt được hiệu quả mong muốn.

Cảm ơn các mẹ đã đón đọc. Hy vọng qua bài viết trên đây, chị em phụ nữ đã có cho mình cách chăm sóc vùng kín sau sinh an toàn, đúng chuẩn và hiệu quả nhất.

Chúc các bạn thành công với liệu trình chăm sóc “em bé” của mình.

Ngày viết:
Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *