[TÌM HIỂU] Kinh nguyệt không đều có đáng lo ngại hay không?

Kinh nguyệt không đều là một triệu chứng phụ khoa thường gặp. Nó biểu hiện cho tình trạng sức khỏe sinh sản của nữ giới không ổn định do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên các chị em lại thường bỏ qua và không mấy coi trọng. Trong bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này để hiểu rõ cơ thể hơn và có cách điều trị hiệu quả nhất.

Bệnh kinh nguyệt không đều là gì?

Như kiến thức thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới trung bình từ 21 – 35 ngày, thời gian hành kinh thường từ 3 – 5 ngày, có thể giao động 1 – 2 ngày, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà chu kỳ kinh nguyệt cũng khác nhau.

Tuy nhiên, khi kinh nguyệt của nữ giới bị rối loạn như ít hơn 21 ngày hoặc lớn hơn 35 ngày, thời gian hành kinh cũng không còn nằm trong khoản quy định nữa mà biến động thất thường gọi là kinh nguyệt không đều.

Bệnh chu kỳ kinh nguyệt không đều là gì
Bệnh chu kỳ kinh nguyệt không đều là gì

Triệu chứng của bệnh kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều rất dễ nhận ra nếu chúng ta để tâm một chút. Những trường hợp được coi là kinh nguyệt không đều:

  • Kinh sớm: Hiện tượng kinh nguyệt đến sớm, có thể trước chu kỳ 7 ngày trở lên, thậm chí có kinh 2 lần/ 1 tháng
  • Chậm kinh (trễ kinh): Chu kì đã qua hơn 7 ngày mà kinh nguyệt chưa đến
  • Lượng kinh ra ít: Trong chu kỳ hành kinh không dùng hết 1 gói băng vệ sinh (8 miếng), máu kinh ra ít thậm chí chỉ vài giọt.
  • Lượng kinh ra nhiều: Là hiện tượng kinh nguyệt ra quá nhiều, phải thay băng liên tục, máu chảy theo chân.
  • Kinh thưa: Chu kỳ kinh nguyệt thưa thớt, 3 tháng 2 lần hoặc đến 6 tháng.
  • Vô kinh: Là hiện tượng kinh nguyệt không xuất hiện trong 6 tháng liên tiếp.
  • Rong kinh: Hành kinh dài hơn 7 ngày, thậm chí 2 tuần gọi là rong kinh.

Nguyên nhân gây ra bệnh kinh nguyệt không đều

Có nhiều nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều, xác định chính xác nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp là điều cần thiết. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở chị em nữ giới có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

  • Mất cân bằng nội tiết tố: Mất cân bằng nội tiết tố ở tuổi dậy thì, tiền mãn kinh hay do thói quen sinh hoạt không hợp lý… là một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
  • Yếu tố tâm lý: Thường xuyên căng thẳng, lo lắng, stress, áp lực… cũng có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em khiến cho chị em bị rối loạn kinh nguyệt.
  • Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên thức khuya, thói quen sinh hoạt không hợp lý và bị xáo trộn cũng có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị rối loạn, diễn ra không đúng quy luật bình thường trước đây.
  • Sử dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, sử dụng thuốc tránh thai hay các loại điều trị bệnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em không đều, bị rối loạn.
  • Suy giảm tuyến giáp: Khi tuyến giáp hoạt động kém có thể làm tăng hoặc suy giảm quá trình bài tiết prolactin – hormone sinh sản do tuyến yên bài tiết ra, từ đó làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, mất kinh.
  • Do bệnh lý phụ khoa gây nên: Một số bệnh lý phụ khoa gây ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn như: U xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang, polyp cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm phụ khoa (Viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm phần phụ, viêm vùng chậu…) và ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng…

Bệnh kinh nguyệt không đều có nguy hiểm không?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có sao không
Chu kỳ kinh nguyệt không đều có sao không

Trên thực tế, bệnh kinh nguyệt không đều tuy không gây ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng nguy hại mà hiện tượng kinh nguyệt không đều gây ra:

  • Hội chứng thiếu máu: Kinh nguyệt không đều sẽ làm người bệnh bị mất máu trong thời gian dài dẫn đến hội chứng thiếu máu. Khi bị thiếu máu, cơ thể sẽ mệt mỏi, suy nhược, có cảm giác chóng mặt…
  • Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống: Kinh nguyệt không đều cũng ảnh hưởng tới sinh hoạt. Hiện tượng này có thể gây mất ngủ, chán ăn, stress, ảnh hưởng nhan sắc…
  • Suy giảm ham muốn tình dục: Khi gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều, chị em phụ nữ sẽ thấy cơ thể luôn mệt mỏi, đau nhức ở vùng kín, bị suy giảm hoặc không còn hứng thú ham muốn tình dục.
  • Vô sinh – hiếm muộn: Hiện tượng kinh nguyệt không đều làm người bênh khó có thể xác định được ngày rụng trứng để thụ thai, nếu không điều trị sớm thì tỉ lệ khó thụ thai sẽ càng tăng, ảnh hưởng tới quá trình thụ thai, thậm chí có thể gây vô sinh.
  • Ảnh hưởng đến tính mạng: Cần đặc biệt lưu ý hiện tượng kinh nguyệt không đều có thể là biểu hiện của những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, viêm âm đạo, ung thư cổ tử cung… Nếu không được điều trị kịp thời, những căn bệnh này sẽ ảnh hưởng tới tính mạng của chị em phụ nữ.

Do đó, mỗi người cần lưu ý để tâm tới chu kỳ kinh nguyệt của bản thân, nếu thấy chu kỳ kinh nguyệt không đều cần đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa để được thăm khám tổng quát cũng như có phương pháp điều trị đúng.

Điều trị bệnh kinh nguyệt không đều

Khi chu kỳ kinh nguyệt không đều do nhiều bệnh lý phụ khoa, bệnh lý tim mạch…thì bệnh nhân nên đến khám sẽ được các bác sĩ khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng (xét nghiệm máu, siêu âm, Xquang…). Căn cứ vào kết quả khám, các bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị thích hợp nhất với tình trạng cũng như thể trạng của bệnh nhân.

Ngoài ra, việc điều trị kinh nguyệt không đều do nguyên nhân do tâm lý bởi tình trạng căng thẳng kéo dài, thức khuya, lạm dụng thuốc… sẽ dễ điều trị hơn, có thể khắc phục ngay tại nhà bằng một số mẹo đơn giản sau:

Điều trị kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu

Ngải cứu là thảo dược có vị đắng, cay và có tính ấm, được biết đến nhiều nhất trong Đông y dùng để lưu thông máu huyết, điều hòa kinh nguyệt. Có nhiều cách sử dụng ngải cứu giúp khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều tại nhà:

  • Cách 1: Uống nước ngải cứu tươi

Lấy một nắm rau ngải cứu tươi khoảng 200g, rửa thật sạch và cho vào 500ml nước sôi sau đó chia uống 3 lần/ngày. Uống khi nước còn ấm sẽ dễ uống và phát huy tác dụng mạnh nhất.

  • Cách 2: Áp dụng bài thuốc Đông y ngải cứu

Kết hợp 5g ngải cứu khô, 5g ích mẫu và 1 chút rễ cam thảo khô. Cho tất cả vào một chiếc cốc. Sau đó rót nước sôi vào và đợi 5 phút sau có thể uống như hãm trà. Ngày uống 3 lần.

  • Cách 3: Dùng ngải cứu trong các món ăn

Nếu bạn là người thích mùi vị của ngải cứu, Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ thảo dược này như ngải cứu hấp trứng gà, canh ngải cứu, gà hầm ngải cứu…

Điều trị kinh nguyệt không đều bằng mướp đắng

Điều trị knh nguyệt không đều bằng mướp đắng
Điều trị knh nguyệt không đều bằng mướp đắng

Mướp đắng không chỉ là thực phẩm thông thường mà nó còn chứa các đặc tính dược lý giúp hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh khác nhau trong đó có hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Mướp đắng giúp tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết nên trị kinh nguyệt không đều rất hiệu quả. Có thể sử dụng mướp đắng để hỗ trợ giảm triệu chứng kinh nguyệt không đều như sau:

  • Cách 1: Uống nước mướp đắng tươi

Lấy 2 quả mướp đắng rửa sạch, loại bỏ hạt và cho vào máy xay sinh tố với khoảng 150ml rồi xay nghiền thật nhuyễn. Sau đó đổ hỗn hợp ra rây lọc lấy nước và uống mỗi ngày. Nếu thấy nước ép mướp đắng khó uống có thể bỏ thêm chút đường khuấy tan và sử dụng.

  • Cách 2: Uống nước mướp đắng khô

Sử dụng 50g mướp đắng khô rửa thật sạch sắc với 300ml nước trong vòng 15 phút. Sau đó tắt bếp để nguội và sử dụng hết trong ngày.

Điều trị kinh nguyệt không đều bằng rau mùi

Trong điều trị kinh nguyệt không đều, người ta sử dụng rau mùi vì nó có các chất kích thích tự nhiên giúp cân bằng hormone, giảm đau bụng kinh và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể sử dụng một số bài thuốc sau đây để điều trị kinh nguyệt không đều với rau mùi:

  • Cách 1: Dùng một nắm rau mùi sạch giã nát với 75ml nước ấm sau đó lọc lấy nước uống 2 lần/ngày trước kỳ kinh khoảng 1 tuần sẽ giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt.
  • Cách 2: Cho 6g hạt mùi khô sạch vào đun với 600ml. Sắc thuốc với lửa nhỏ đến khi ước chừng còn khoảng 300ml thì tắt bếp đợi nước nguội bớt thì chia làm 3 lần uống trong ngày.

Điều trị kinh nguyệt không đều bằng đu đủ

Quả đu đủ vốn là một loại trái cây được rất nhiều người ưa thích bởi vị ngọt, thanh mát, dễ ăn. Nó cũng chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Với những người bị kinh nguyệt không đều, ăn đu đủ sẽ giúp chu kỳ nguyệt san đều đặn và ổn định hơn là nhờ enzyme papain có trong nhựa quả đu đủ giúp co bóp tử cung nhịp nhàng, tăng lượng máu đẩy tới tử cung để điều hòa nội tiết và chu kỳ kinh nguyệt.

Có nhiều cách sử dụng đu đủ chữa kinh nguyệt không đều, có thể uống nước ép đu đủ xanh hoặc nước ép đu đủ ương trong một vài tháng trước. Lưu ý không sử dụng đu đủ trong những ngày hành kinh và đặc biệt phụ nữ có thai không được ăn đu đủ xanh vì dễ gây sảy thai.

Cách phòng ngừa kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ. Tuy nhiên tình trạng này khá dễ phòng tránh nếu bạn bỏ túi một số những lưu ý nhỏ sau đây:

  • Tập thể dục thể thao và chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên với những bộ môn nhẹ nhàng như chạy bộ, đi bộ, khiêu vũ, yoga, đạp xe…
  • Hạn chế ăn đồ ăn vặt, nhiều gia vị và dầu mỡ.
  • Ăn đủ 3 bữa/ngày và không bao giờ được bỏ bữa hay ăn uống quá kiêng khem.
  • Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây.
  • Duy trì một lối sống lành mạnh và khoa học
  • Đi ngủ sớm và dậy sớm để luôn trong trạng thái tinh thần và thể chất tốt nhất.
  • Nếu căng thẳng kéo dài, nên học cách ngồi thiền để xoa dịu tâm trí của mình.
  • Đừng một mình gánh vác quá nhiều việc vì nó sẽ khiến các bạn cảm thấy áp lực và mệt mỏi, học cách san sẻ và từ chối khi cần thiết.
  • Không uống bia rượu hay sử dụng chất kích thích.
  • Khám định kỳ sức khỏe để bác sĩ có thể kịp thời phát hiện ra những bất thường nếu có.

Trên đây là bài viết chia sẻ về tình trạng kinh nguyệt không đều. Hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn.

Tài liệu tham khảo

Tác giả: Nhân viên Cleveland Clinic Abnormal Menstruation (Periods): Types, Causes & Treatment, Cleaveland Clinic, đăng ngày 25 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 25/12/2021.

Ngày viết:
Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *