Phương pháp giảm môi âm hộ bằng kỹ thuật Wedge (cắt hình nêm)

Tác giả: Lina Triana

Biên dịch: Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Đình Trung

 Bài viết Phương pháp giảm môi âm hộ bằng kỹ thuật Wedge (cắt hình nêm) được trích trong chương 3 trong sách Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ vùng kín phụ nữ.

Giảm môi âm hộ bằng kỹ thuật Wedge đã được Bs. Gary Alter mô tả hơn 20 năm về trước. Ông là một bác sĩ phẫu thuật tiết niệu và thẩm mỹ đồng thời cũng là người sáng tạo ra phương pháp mới để tạo hình môi âm hộ nhằm bảo tồn tối đa bờ tự do của nó.

Vậy vấn đề là, tại sao lại cần tới 1 phương pháp mới? Như chúng ta đã biết, kỹ thuật tạo hình môi âm hộ truyền thống trước giờ là “trim” hoặc “edge” (cắt bờ tự do), được thực hiện bằng cách cắt bỏ một phần hoặc cắt bớt phần niêm mạc thừa ở vùng bờ tự do của môi âm hộ. Mặc dù kỹ thuật này đã từng rất phổ biến, nhưng nó thường để lại sẹo ở bờ tự do của môi, dẫn tới tình trạng co kéo và gây đau đớn cho bệnh nhân khi quan hệ. Hơn nữa, khi cắt bỏ phần bờ tự do theo chiều dọc, sẽ rất khó để tái tạo vùng môi còn lại sao cho tự nhiên nhất có thể (điều tương tự cũng xảy ra như khi chúng ta cắt gờ luân nhĩ). Nên khi quan sát thấy môi bé mất đi dáng vẻ tự nhiên cộng với vết sẹo dài, người ta dường như đoán được ngay những gì chúng ta làm.

Giải phẫu

Môi bé là một phần của vùng âm hộ. Chúng là những nếp gấp niêm mạc nằm ở mỗi bên của cửa âm đạo, kèm theo phần nhỏ hạ niêm mạc nằm phía trong và bên ngoài không được bao phủ bởi lông mu. Nó nằm ngay dưới nắp âm vật, với tạo hình giống như 1 cái mỏ vịt và chạy dọc 2 bên cửa âm đạo xuống phía hậu môn, gặp nhau tại mép môi sau – trùng với vị trí nếp gấp sau của môi lớn. Hình dạng và kích thước của chúng rất khác nhau tùy người, nhưng nói chung, ở 1/3 trên môi bé vẫn lớn hơn phần còn lại. Đây là một trong những thông số giải phẫu quan trọng cần lưu ý mỗi khi lập kế hoạch tạo hình môi bằng kỹ thuật Wedge. Việc cắt bỏ phần dư thừa sẽ dễ dàng hơn nếu như chúng ta tìm được chính xác vùng 1/3 trên của môi nhỏ. Hãy chú ý đánh dấu vùng phẫu thuật thật chính xác. (Ảnh. 3.1).

Đánh giá: Kỹ thuật Wedge

Đầu tiên: Hỏi bệnh nhân về lý do tới phòng khám, nguyện vọng của họ. Tốt nhất, nên hỏi những câu hỏi này trước khi đưa cô ấy vào phòng thăm khám; điều này sẽ giúp bệnh nhân tự tin hơn để cởi mở nói chuyện cũng như sự hợp tác trong quá trình thăm khám, đặc biệt là các bộ phận nhạy cảm này.

Tiếp cận vấn đề:

Bệnh nhân thường phàn nàn về cảm giác mất vệ sinh, khó chịu hoặc tệ hơn là đau:

  • “Lý do tôi tới đây là vì tôi đang trong quá trình ép cân, nên phải tập luyện rất nhiều, và điều đó khiến vùng kín cảm thấy rất khó chịu vì mồ hôi”
  • “Tôi thấy mình có 1 vết loét khi đang tự vệ sinh vùng kín”• “Khi tôi mặc quần áo chật, tôi cảm thấy không thoải mái và đôi khi có cảm giác như bị ai véo vào đó”
  • “Khi tôi đang cưỡi ngựa, vùng đó có cảm giác rất đau, như đang có ai véo”• “Mỗi khi tôi đạp xe đạp, luôn có cảm giác rất khó chịu ở khu vực đó”
  • “Tôi luôn có cảm giác vùng kín không được sạch sẽ, môi bé quá dài và luôn cọ sát vào quần áo của tôi”
  • “Thỉnh thoảng khi đang quan hệ, tôi có cảm giác rất đau, có thể vì môi bé quá dài khiến cho chúng bị cọ sát nhiều vào dương vật”
  • “Tôi thực sự thấy không hài lòng với môi bé vì chúng cứ dính với môi lớn mỗi khi tôi đứng…và cảm giác đó thực sự khó chịu!”
  • “Tôi sẽ không bao giờ bật đèn khi quan hệ, thực sự tôi không muốn thấy bạn tình của tôi nhìn xuống dưới đó!”
  • “Bạn trai tôi nói chỗ đó của tôi trông thật buồn cười! Và đó là điều xấu hổ nhất mà tôi từng nghe”
  • “Tôi thực sự cảm thấy áp lực mỗi khi khỏa thân trước mặt bạn trai!”

Thứ hai: Hướng dẫn bệnh nhân của bạn vào phòng thăm khám, bộc lộ vùng khám, và nhớ hãy đánh giá tình trạng âm hộ ở tư thế đứng trước khi để cô ấy nằm lên bàn khám. Sau khi nằm, hãy đặt 1 chiếc gương ở dưới để họ có thể nhìn thấy vùng kín cũng như mô tả cho Bs thật kỹ những gì làm họ khó chịu.

Đánh giá triệu chứng

Môi bé:

  • Môi bé dài hơn môi lớn: Đo chiều dài môi bé và so sánh độ dài đó với môi lớn.
  • Những bất thường ở môi bé.

Đánh giá sự thay đổi về màu sắc

  • Tìm các vùng niêm mạc có tăng sắc tố so với các vùng còn lại.

Đánh giá mũ âm vật

  • Bình thường mũ âm vật chỉ đính với môi bé ở 1/3 trên. Mũ âm vật có quá dài hoặc che lấp âm vật hay không?
  • Mũ âm vật chỉ hơi dài, nhưng không ảnh hưởng gì tới bệnh nhân.

Mép môi sau

  • Niêm mạc mép môi sau có dư thừa không? .
  • Niêm mạc mép môi sau dư nhưng bệnh nhân không quá khó chịu về điều đó.

Ưu nhược điểm của kỹ thuật Wedge?

Ưu điểm

  • Hạn chế tối đa can thiệp.
  • Bảo tồn bờ tự do của môi bé.
  • Không cần đặt mũi khâu ở bờ tự do của môi bé nên giữ được vẻ tự nhiên và cũng không tạo sẹo.
  • Bảo tồn hình thể giải phẫu môi bé.
  • tức là sẽ giữ được 1/3 trên của môi bé luôn lớn hơn 2/3 dưới)
  • Sẹo để lại nhỏ, không gây khó chịu.

Nhược điểm

  • Sẽ có sự chênh lệch sắc tố 2 mảnh ghép.
  • Viền môi âm hộ thường tăng sắc tố hơn so với phần còn lại, nhưng cách nối này vẫn gây ra sự chênh lệch tone màu mà nếu nhìn kỹ vẫn có thể nhận ra được.
  • Khi thực hiện giảm môi bằng phương pháp này, viền nối có thể chênh lệch rất rõ về màu sắc.
  • Có nguy cơ tuột chỉ khâu.
  • Đường khâu ngang nên chịu nhiều lực hơn.
  • Nó thường chỉ tối ưu cho trường hợp môi bé quá dài ở 1/3 trên
  • Không kết hợp chung với tạo hình mũ âm vật được.

Xét nghiệm tiền phẫu

  • Xét nghiệm máu
    • Công thức máu
    • PT và aPTT
    • Creatinine
  • Xét nghiệm khác, tùy thuộc vào bệnh lý kết hợp
  • Các thông số nước tiểu
  • Phết tế bào âm đạo

Lên kế hoạch phẫu thuật

Vô cảm

  • Tê cục bộ hoặc/và
  • Phong bế thần kinh thẹn
    • Sử dụng kit phong bế thần kinh thẹn.
    • Nếu không có kit, có thể sử dụng catheter Spinocath để tiêm tê dễ hơn.
  • Có thể gây mê toàn thân, nhưng chỉ khi thực sự cần thiết.

Dụng cụ và đường cắt

Đường cắt: đường thẳng, vuông góc với trục dọc của âm đạo. (Có thể sử dụng bất kỳ dụng cụ cắt nào)

Khi sử dụng các thiết bị truyền được nhiệt, hãy đảm bảo phụ mổ luôn tưới nước liên tục để tránh bỏng mép vết rạch.

  • Dao mổ
  • Kéo
  • Sóng cao tần
  • Laser

Mũi khâu

Ban đầu tác giả sử dụng chỉ Vicryl nhưng đánh giá sau đó cho thấy bệnh nhân hay gặp dị ứng hoặc viêm tấy kéo dài, nên đã thử thay bằng chỉ catgut nhưng lại thấy hay bị tuột, đứt chỉ, nên hiện tại vẫn sử dụng loại Vicryl 4-0.Hoặc bất kỳ loại chỉ tự tiêu nào mà bạn có.

Trình tự thực hiện

Vô cảm

Thông tin quan trọngHãy đánh dấu vùng phẫu thuật bằng các đường đứt nét trước khi gây tê.

  • Tê tại chỗ
  • Tê tại chỗ và phong bế thần kinh thẹn

Mặc dù có thể gây mê toàn thân, nhưng hầu hết bệnh nhân chỉ chọn tê tại chỗ. Phong bế thần kinh thẹn kết hợp với tê tại chỗ đã được chứng mình là giảm đau tốt sau phẫu thuật.

Tê tại chỗ

Mặc dù có thể tê trước khi đánh dấu vùng phẫu thuật, nhưng lời khuyên là nên làm ngược lại trong kỹ thuật này, vì một khi gây tê, giải phẫu sẽ bị thay đổi, dẫn đến đánh giá sai lệch vùng cắt, khi khâu nối lại sẽ gặp rắc rối lớn.Phong bế thần kinh thẹn

Thông tin quan trọng

Hãy chú ý đối với những bệnh nhân gầy, 5ml bupivacaine là bình thường nhưng với họ có thể gây yếu chi tạm thời.

Tối ưu là sử dụng bộ kit phong bế thần kinh thẹn, nếu không có có thể sử dụng catheter Spinocath để tiêm tê.

  • Dụng cụ bảo vệ kim của bộ kit được đưa vào bên trong âm đạo, hướng về phía thành sau bên, nơi có thể sờ thấy gai ngồi.
  • Thuốc tê: 10 ml bupivacaine nguyên chất + epinephrine (5ml mỗi bên)
  • Luôn luôn hút trước khi tiêm, phải nhớ rằng động mạch thẹn chạy rất gần thần kinh thẹn.

Đánh dấu vùng phẫu thuật

Bước 1

Xác định vị trí nắp âm vật đính với môi bé. Nếu nó vượt quá 1/3 trên của môi bé, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc xác định vị trí cắt. Nên để tối ưu hóa hiệu quả kỹ thuật này, bạn nên áp dụng ở những trường hợp mũ âm vật bám ở 1/3 trên, vì nếu đi quá xa có thể làm cho sau khi sửa, mũ âm vật bị lệch. Nhưng nếu điều ngược lại xảy ra, bạn nên áp dụng kỹ thuật Lazy S mà chúng tôi sẽ đề cập ở chương sau.

Bước 2

Đánh dấu phần niêm mạc dư thừa.Hãy đảm bảo rằng bệnh nhân chấp nhận sự thay đổi sắc tố sau phẫu thuật (những nhược điểm của kỹ thuật).Trước hết hãy tưởng tượng 1 đường mổ bắt đầu từ vùng niêm mạc thô (đầu trung tâm) tới trơn (đầu ngoại vi) ở thành trong của môi bé.

Xác định 1/3 trên của môi bé. Đánh dấu hình nêm (hình tam giác đỉnh quay vào trong) cần phẫu thuật. Hãy cố gắng cắt theo đường đã rạch sẵn.

Đường rạch

Thông tin quan trọngKhi cắt hình nêm, phải hết sức chú ý giữ viền đường cắt thẳng; vì viền cong có thể làm tăng khả năng bục chỉ vết khâu.Rạch đường rạch vuông góc với trục dọc âm đạo. Trong khi rạch, hãy chú ý nhắc người phụ mổ giữ cố định môi bé để đường rạch không bị lệch. Đường cắt cong có thể làm tăng lực ép lên vùng giữa vết khâu, tăng nguy cơ dẫn tới bục vết mổ (Hình 3.2)’

Đường khâu

Thông tin quan trọngChú ý cho mép viền vết khâu lộn ra ngoài để vết khâu liền tốt hơn, tránh nguy cơ để lại sẹo xấu sau mổ.Loại chỉ sử dụng là chỉ tiêu, tác giả khuyên nên dùng chỉ Vicryl 4-0.Mỗi mũi khâu đều phải đảm bảo lấy được cả lớp hạ niêm và niêm mạc.

Chú ý: Khâu riêng mặt trong và mặt ngoài để tránh sẹo co kéo (hay gặp trong trường hợp dùng 1 đường chỉ khâu cả 2 mặt). Việc khâu riêng làm giảm khả năng bục chỉ và giảm thời gian phục hồi.

Hãy dự tính vùng cắt để giảm thiểu tối đa sự khác biệt về màu sắc 2 mép vết cắt khi khâu nối chúng lại với nhau.Hãy chú ý đường khâu để có thể nối vừa khít 2 đầu tự do của mép vết cắt với nhau. Nếu không khéo, 2 đường viền này sẽ bị lệch, cũng giống như khi bạn khâu nối vành tai (Hình 3.3)

Chăm sóc sau phẫu thuật

Chỉ sử dụng kháng sinh dự phòng.

Sử dụng thêm thuốc giảm đau đường uống ngay sau phẫu thuật.Bệnh nhân được khuyên nên giữ vùng phẫu thuật khô ráo nhất có thể. Sử dụng hơi nóng tại khu vực này có thể giúp giảm phản ứng viêm.Bệnh nhân phải mặc quần lót chất liệu 100% cotton trong 8 ngày sau đó và không được mặc quần ngoài chật. Chỉ được cắt chỉ vết mổ sau khi vết mổ đã liền hoàn toàn, không nên tháo chỉ quá vội. Có thể tập Tduc hoặc quan hệ sau 2-4 tuần

Phòng tránh biến chứng

Luôn nhớ rằng: không có hai môi âm hộ nào giống hệt nhau cả, kỹ thuật này cũng không giải quyết được tình trạng tăng sắc tố. Hãy chú ý đánh dấu vùng phẫu thuật trước khi gây tê để tránh làm sai lệch giải phẫu. Và cuối cùng nếu mũ âm vật bám quá thấp, hãy lựa chọn 1 kỹ thuật tạo hình môi bé khác.

Vô cảm

Ở bệnh nhân gầy, dùng 5ml bupivacaine để phong bế thần kinh thẹn có thể gây ra tình trạng yếu chi tạm thời.

Đường rạch

Cố gắng không rạch sâu xuống dưới phần niêm mạc trơn để tránh khi khâu 2 mép vết rạch bị lệch. Ngoài ra, việc làm này sẽ không dẫn tới sự sai lệch sắc tố quá lớn khi khâu 2 mép lại với nhau (thông thường thì phụ nữ da trắng có niêm mạc sẫm màu hơn).Khi khâu hãy chú ý mép môi sau. Những bệnh nhân có mép này nổi gồ lên, khi thực hiện kỹ thuật Wedge với lượng mô cắt quá lớn có thể làm lệch mép này tăng nguy cơ gây đau khi quan hệ.

Hãy chú ý khi khâu 2 mép với nhau. Luôn sử dụng mỗi lớp chỉ cho 1 mặt (trong, ngoài) môi bé. Vậy là chúng ta cần ít nhất 3 lớp khâu: niêm mạc (mặt trong), niêm mạc + hạ niêm (phía trong), và niêm mạc + hạ niêm (phía ngoài).

Chăm sóc hậu phẫu

Giữ vùng mổ khô nhất có thể sau phẫu thuật.Việc bục chỉ vết mổ là không thể dự đoán trước được, nên nếu bệnh nhân của bạn bị bục chỉ, hãy dùng dụng cụ làm cầu nối 2 mép vết mổ.

Biến chứng

Chảy máu

Để tránh chảy máu, hãy cầm máu thật tốt trước khi khâu.Nếu máu chảy quá nhiều trong quá trình phẫu thuật, bạn có thể đặt một mũi khâu đệm ngang để cầm máu ở gốc môi bé và nhớ cắt chỉ sau khoảng 1-2 ngày.

Mép môi sau hẹp khít

Khi bệnh nhân được thực hiện kỹ thuật này mà họ lại có mép môi sau hẹp khít, các vết rạch ở 2 bên phải được tính toán để lỏng hơn 1 chút, nhằm tránh cọ xát nhiều và gây đau khi quan hệ.

Vấn đề liền vết mổ

Mép môi bé lộn vào trong Khi kết thúc mối khâu, hãy làm sao đảm bảo thành trong và thành ngoài cân xứng, tiếp giáp nhau ở 2 đầu tự do. Nếu mép môi bé lộn vào trong sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến sẹo xấu sau mổ

Đặt dụng cụ làm cầu nối 2 mép vết mổ Bạn nên cân nhắc sử dụng dụng cụ này khi:

  • Đường cắt (rạch) không tốt. Vì đường cắt hình chữ V, nên khi cắt quá nhiều hoặc quá cong, việc ghép 2 mép vết rạch lại sẽ làm môi bé quá căng, dẫn tới vết khâu sẽ phải chịu lực. Hãy nhớ rằng vết khâu không chịu lực sẽ làm vết mổ liền tốt.
  • Đường khâu không tốt. Việc không sử dụng lớp chỉ khâu mặt trong hoặc ít nhất 3 lớp chỉ khâu sẽ làm tăng khả năng dò vết mổ.

Nhiễm cứng, sẹo xấu, tăng cảm đau Vì vết sẹo sau phẫu thuật là 1 đường thẳng vuông góc với đường Langer nên chúng có thể gặp trường hợp sẹo phì đạo. Mặc dù hiếm gặp ở vùng sinh dục, nhưng nếu có xảy ra, hãy khuyên bệnh nhân nên massage (với lực trung bình hoặc mạnh) để hạn chế sẹo phì đại.

Ngày viết:
Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *