Hiện nay Việt Nam cũng đã lọt vào top những nước có tỷ lệ nhiễm Viêm gan B cao nhất. Vì vậy, chúng ta phải nâng cao hiểu biết cho mọi người về căn bệnh này, để họ biết cách phòng tránh cho chính bản thân. Mọi thông tin liên quan tới bệnh Viêm gan B sẽ được làm rõ qua bài viết dưới đây.
1, Tổng quan về bệnh Viêm gan B
Bệnh Viêm gan B thuộc loại bệnh nhiễm trùng do virus tấn công vào gan. Virus này có thể gây ra viêm gan cấp tính hoặc viêm gan mãn tính. Theo thống kê, ước tính có khoảng gần ⅓ dân số trên toàn cầu mắc bệnh và đặc biệt ở các nước đang phát triển thì tỷ lệ mắc chiếm nhiều nhất.
Bệnh xơ gan hoặc ung thư gan xuất phát từ việc nhiễm virus viêm gan B mạn tính. Việt Nam hiện đang có tỷ lệ người nhiễm viêm gan B khá cao trên thế giới. Theo ước tính, số người nhiễm virus HBV khoảng 8,6 triệu người; khoảng 12,3% nam giới và 8,8% nữ giới bị nhiễm virus Viêm gan B.
Nguồn bệnh sẽ lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với các chất dịch truyền hoặc máu. Và ở Việt Nam thì con đường lây truyền Viêm gan B chủ yếu là từ mẹ sang con.
Hiện nay, vacxin là biện pháp hiệu quả và an toàn nhất để phòng ngừa bệnh Viêm gan B. Và nó được áp dụng từ năm 1892. Khi tiêm vacxin phòng Viêm gan B thì khả năng ngăn chặn việc nhiễm và hậu quả của bệnh lên tới 95%. Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 2003 đã bắt đầu triển khai tiêm phòng virus viêm gan B cho trẻ sơ sinh.
2, Nguyên nhân gây ra bệnh Viêm gan B
Bệnh Viêm gan B là do virus Hepatitis B virus (HBV) gây ra. Hình dạng của HBV là hình cầu. Nó có vỏ ngoài dày và có bản chất là lipoprotein. Trên lớp vỏ ngoài thì có kháng nguyên bề mặt là HBsAg. Tính đến thời điểm hiện nay thì phát hiện được 8 loại kháng nguyên khác nhau của virus HBV.
Virus HBV có thể sống ở ngoài cơ thể con người tối thiểu là 7 ngày. Và trong thời gian này thì virus Viêm gan B vẫn có khả năng xâm nhập và gây bệnh đối với người chưa được tiêm phòng vacxin. Thời gian ủ bệnh của virus HBV từ 3 tháng đến 6 tháng. Khi virus HBV hoạt động ở giai đoạn đầu thì sẽ gây ra bệnh Viêm gan B cấp tính. Bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu như từ tháng thứ 6 trở đi mà cơ thể không tự sinh ra miễn dịch với nó. Lúc này người bệnh dễ mắc phải các biến chứng như xơ gan, hoặc ung thư gan, hoặc suốt đời phải chịu bệnh tật.
3, Chẩn đoán Viêm gan B
Bệnh Viêm gan B thường phát triển một cách lặng lẽ, âm thầm và có những triệu chứng không rõ ràng. Chính vì thế khiến cho người mắc bệnh chủ quan và bỏ qua dấu hiệu của bệnh. Khi mà phát triển đến giai đoạn xấu thì bệnh nhân mới phát hiện ra. Dưới đây sẽ là một số triệu chứng giúp bạn sớm nhận biết được bệnh Viêm gan B:
- Sốt.
- Buồn nôn, nôn.
- Chán ăn.
- Mệt mỏi, thiếu độ tập trung.
- Ngứa ngáy.
- Vàng da.
- Phân bị bạc màu.
- Thường sẽ tiểu ít và nước tiểu có màu sẫm.
- Đau tức ở vùng gan.
4, Triệu chứng bệnh Viêm gan B
4.1. Triệu chứng Viêm gan B cấp tính
Thời gian ủ bệnh đối với bệnh nhân mắc Viêm gan B cấp tính là giao động trong khoảng từ 1 tháng đến 6 tháng. Đa phần những người bệnh ở giai đoạn nhiễm trùng cấp tính đều không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu của bệnh kéo dài khoảng vài tuần, một số người vẫn gặp phải những triệu chứng của bệnh như:
- Bệnh vàng da được thể hiện ở da và mắt.
- Nước tiểu sẫm màu.
- Mệt mỏi.
- Buồn nôn, nôn.
- Đau ở hạ sườn bên phải.
Có trường hợp nặng hơn nữa thì sẽ xuất hiện những triệu chứng như hay buồn ngủ, lơ mơ, bị đãng trí và có thể sờ thấy gan bị to lên.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh Viêm gan B cấp tính là:
- Vàng da (có thể xuất hiện sau 1 tuần bị nhiễm hoặc kéo dài khoảng từ 1 tháng đến 3 tháng).
- Sốt.
- Lách to.
- Gan to.
- Hiếm khi gặp phải biểu hiện như dấu sao mạch “spider nevi” trên da hoặc lòng bàn tay son.
4.2. Triệu chứng Viêm gan B mạn tính
Hầu như các bệnh nhân mắc Viêm gan B mãn tính không thấy xuất hiện triệu chứng gì. Một số ít bệnh nhân ở trường hợp viêm mạn tính nặng thì có xuất hiện các triệu chứng như của viêm cấp tính như chán ăn, mệt mỏi hay đau bụng.
Dưới đây là những biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân Viêm gan B mạn tính:
- Gan to.
- Lòng bàn tay son hoặc dấu sao mạch “spider nevi” trên da.
Khi mắc bệnh Viêm gan B mạn tính trong thời gian dài sẽ dẫn tới biến chứng sau đây:
- Xơ gan.
- Bị vàng da.
- Bị báng bụng.
- Bị xuất huyết tĩnh mạch dạ dày và thực quản.
- Xuất hiện tuần hoàn bàng hệ cửa – chủ do áp lực tĩnh mạch cửa tăng lên.
- Nam giới: nữ hóa tuyến vú, làm teo nhỏ tinh hoàn (Bởi vì suy gan sẽ làm cho nồng độ hormone giới tính trong cơ thể bị rối loạn).
5, Đường lây truyền bệnh Viêm gan B
Bệnh Viêm gan B rất dễ lây và lây qua đường tiếp xúc như máu hoặc các chất dịch. Khả năng lây nhiễm của Viêm gan B cao gấp 100 lần so với HIV.
Bệnh Viêm gan B có 3 con đường lây, đó là: đường từ mẹ sang con, đường máu và đường tình dục.
5.1. Lây qua con đường từ mẹ sang con
Đường lây truyền virus HBV từ mẹ sang con rất đặc biệt. Đa phần thì sẽ bị lây nhiễm ở trong những tháng đầu tiên sau sinh hoặc ở giai đoạn chu sinh, và không lây nhiễm qua nhau thai.
Mức độ lây nhiễm sẽ phụ thuộc vào nồng độ của virus HBV và tình trạng kháng nguyên HBeAg của người mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Khả năng lây truyền virus của người mẹ sang cho con sẽ cao nếu như nồng độ virus viêm gan B của mẹ cao và HBeAg dương tính.
Nếu người mẹ có kháng nguyên HBsAg thì tỷ lệ mà con nhiễm virus từ mẹ là 20%. Nếu như người mẹ có kháng nguyên HBcAg thì tỷ lệ con nhiễm virus từ mẹ là rất cao, tới 90%. Và nếu người mẹ có kháng nguyên HBeAg thì nguy cơ cao con sẽ mắc bệnh Viêm gan B mạn tính. Mặc dù như vậy nhưng chúng ta có khả năng phòng ngừa, ngăn chặn nếu như 12 giờ đồng hồ sau sinh trẻ được tiêm phòng vacxin.
Nồng độ của virus viêm gan B ở trong sữa mẹ là rất thấp. Cho nên, việc lây truyền từ mẹ sang con là do trong quá trình trẻ cắn bú vào vú người mẹ gây ra trầy xước chảy máu nên bị lây nhiễm.
5.2. Lây qua đường máu
Nếu như vùng da hoặc niêm mạc bị xây xước, tổn thương mà tiếp xúc phải máu của người nhiễm virus viêm gan B thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao. Virus viêm gan B được tìm thấy ở một số dịch khác trong cơ thể như tinh dịch, dịch âm đạo, dịch mật, sữa mẹ, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, phân. Như vậy, khi vùng da hoặc niêm mạc bị xây xước mà tiếp xúc trực tiếp với các dịch này thì cũng có nguy cơ lây nhiễm nhưng thấp.
Việc tái sử dụng kim tiêm và ống tiêm ở hoàn cảnh chăm sóc sức khỏe hoặc giữa người tiêm ma túy cũng là nguy cơ lây nhiễm HBV.
Nhiễm máu nhiễm bệnh: Trong quá trình nha khoa, phẫu thuật, xăm hình, sử dụng dao cạo hoặc các vật gần giống mà bị nhiễm máu nhiễm bệnh thì cũng có nguy cơ nhiễm HBV.
5.3. Lây qua đường tình dục
Đối với việc quan hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su), nếu một trong 2 người nhiễm virus Viêm gan B thì người con lại có nguy cơ nhiễm HBV. HBV có trong dịch tiết của người nhiễm virus sẽ xâm nhập vào trong cơ thể người kia qua các vết xước. Sau đó, những con virus này sẽ xâm nhập vào máu và gây nhiễm virus Viêm gan B.
Việc lây nhiễm qua đường tình dục thường gặp ở những nam giới không được tiêm vacxin tiếp xúc gái mại dâm có nhiều bạn tình, hoặc quan hệ tình dục đồng giới.
6, Biến chứng của bệnh Viêm gan B
Khi virus HBV vào trong cơ thể thì nó bắt đầu hoạt động, bám lên bề mặt gan. Các tế bào gan sẽ bị chúng phát hủy và gây rối loạn hoạt động, từ đó gây ra những biến chứng nguy hiểm sau đây:
- Gan nhiễm mỡ: Thông thường ở gan xảy ra quá trình phân giải Triglycerid. Nhưng khi virus viêm gan B xâm nhập thì sẽ khiến quá trình này bị suy giảm, các chất béo lúc này không được chuyển hóa và sẽ tích tụ lại tại gan. Từ đó, bệnh nhân sẽ mắc chứng gan nhiễm mỡ.
- Suy gan: Virus HBV sẽ phá hủy các tế bào gan từ bên trong. Từ đó, gan bị tổn thương và suy giảm các chức năng của gan như lọc máu, thải độc, tổng hợp hoặc chuyển hóa chất, …
- Xơ gan: Nếu trong vòng 20 trở lại mà người mắc bệnh Viêm gan B không được chữa trị thì sẽ biến chứng thành xơ gan. Lúc này, dòng máu quá gan sẽ bị chặn lại và chức năng gan bị suy giảm nặng nề.
- Ung thư gan: Theo thống kê ở Việt Nam thì trung bình cứ khoảng 100.000 người sẽ có 23,2 người bị ung thư gan. Khi mắc bệnh Viêm gan B thì các tế bào gan ác tính sẽ tăng cao. Sau đó khoảng 10 hoặc nhỏ hơn 10 năm thì có thể bị phát triển sang giai đoạn ung thư gan.
7, Phòng ngừa bệnh Viêm gan B
Để tránh mình khỏi nguy cơ bị lây nhiễm HBV và mắc bệnh viêm gan B thì dưới đây là những biện pháp cần thực hiện:
- Tiêm phòng vacxin là biện pháp chính để phòng ngừa bệnh Viêm gan B. Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo cần tiêm liều vacxin đầu tiên trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Các liều tiếp theo sẽ vào lúc trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi. Khoảng 95% trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh niên sau khi tiêm vacxin sẽ tạo ra được kháng thể bảo vệ. Hiệu quả bảo vệ khỏi virus là cao, kéo dài tối thiểu 20 năm và có khả năng là suốt đời nếu như sau tiêm vacxin có nồng độ kháng thể lớn hơn 1000 IU/L.
Những đối tượng cần được tiêm chủng: Những người trong cơ thể chưa có kháng thể Anti HBsAg thì cần tiêm phòng vacxin viêm gan B sớm nhất có thể. Nhất là, những người sinh sống tại các quốc gia có tỷ lệ nhiễm và mắc viêm gan B cao như Việt Nam.
- Mọi người cần có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau và trái cây, hạn chế đồ ăn dầu mỡ, hạn chế rượu bia. Đối với những bệnh nhân xơ gan thì trong chế độ ăn cần giảm lượng muối.
- Cẩn thận với các sản phẩm gây hại cho gan, nhất là thuốc Bắc hoặc thuốc Nam không có nguồn gốc rõ ràng.
- Khi bị thương, xây xát hoặc chảy máu thì cần phải sát trùng kỹ lưỡng.
- Khi quan hệ tình dục thì cần phải áp dụng quan hệ an toàn như sử dụng bao cao su.
- Tuyệt đối không được sử dụng chung kim tiêm, những dụng cụ nhiễm máu nhiễm bệnh.
8, Các phương pháp chẩn đoán bệnh Viêm gan B
Các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa trên tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng và kết hợp làm xét nghiệm.
Làm xét nghiệm sẽ gồm 2 phần:
- Xét nghiệm máu: Mục đích là để tìm xem trong cơ thể có tồn tại kháng nguyên và kháng thể HBV hay không, đồng thời đánh giá chức năng của gan.
- Chẩn đoán hình ảnh bao gồm CT scan, siêu âm, sinh thiết gan.
9, Các phương pháp điều trị bệnh Viêm gan B
Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm để đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp như nồng độ HBV trong cơ thể, sinh thiết gan trong một số trường hợp. Việc điều trị chủ yếu là ngăn ngừa quá trình phát triển và nhân lên của virus hoặc làm cho quá trình tổng hợp, nhân lên của HBV bị rối loạn.
Trong trường hợp người mẹ nhiễm virus viêm gan B thì bé cần được tiêm ngay vacxin sau khi sinh 24 giờ
Nếu bị mắc bệnh thì người bệnh cần tăng sức đề kháng bằng cách:
- Có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh.
- Hạn chế uống rượu bia.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về Viêm gan B như nguyên nhân, cách phòng tránh, điều trị, … mà Nhà thuốc Bimufa muốn gửi tới các bạn đọc.