Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Kodemin tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://bimufa.com/ xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Kodemin là thuốc gì? Thuốc Kodemin có tác dụng gì? Thuốc Kodemin giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần
Trong một viên thuốc có chứa:
Codein phosphate……………….10mg
Guaifenesin……………………….100mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
Thuốc kodemin giá bao nhiêu?
Thuốc kodemin do công ty cổ phần Dược vật tư Y tế Hải Dương- Việt Nam sản xuất đang có giá trên thị trường hiện nay là 100.000 đồng/ Hộp 10 vỉ x 10 viên. Thuốc hiện được bán tại Bimufa, chúng tôi giao hàng toàn quốc và tư vẫn miễn phí.
Tác dụng
Codein có khung morphinan, thuộc nhóm thuốc giảm đau và giảm ho. Thuốc có thể sử dụng giảm đau nhẹ và vừa. Codein tác động trực tiếp lên trung tâm ho ở hành não qua thụ thể opiod, đồng thời làm giảm tiết dịch đường hô hấp: khô dịch đường hô hấp, tăng độ quánh dịch tiết phế quản, từ đó giảm ho. Tuy nhiên, codein chỉ giảm được ho nhẹ và trung bình. Do đó, codein thường được dùng cho những bệnh nhân ho khan mất ngủ. Ngoài ra, codein làm giảm nhu động ruột nên có thể sử dụng để cầm ỉa chảy cho các bệnh nhân thần kinh đái tháo đường.
Guanifenesin thúc đẩy loại bỏ chất nhầy đường hô hấp, do đó có tác dụng long đờm. Ngoài ra, thuốc còn làm trơn đường hô hấp bị kích thích
Vì vậy, guaifenesin phối hợp với codein có tác dụng chính là giảm ho, long đờm.
Công dụng – Chỉ định
Thông thường thuốc kodemin sẽ được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân trên 12 tuổi có trệu chứng ho hoặc kích ứng.
Cách dùng – Liều lượng
Cách dùng: Thuốc được bào chế dạng viên nang mềm, dùng đường uống
Kodemin không được sử dụng quá 7 ngày .
Liều dùng:
Uống thuốc 3 lần trong ngày, mỗi lần sử dụng 1 viên thuốc.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị mẫn cảm với codein, glycerin guaicolat và bất kì thành phần nào khác của thuốc.
Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi vừa được cắt amidan hoặc nạo VA.
Không dùng thuốc cho các bệnh nhân suy hô hấp, mắc bệnh gan.
Không dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú.
Không dùng thuốc cho bệnh nhân có gen chuyển hóa thuốc nhanh qua hệ enzym CYP2D6 ở gan.
Chú ý: với trẻ em dưới 12 tuổi, không nên sử dụng thuốc điều trị ho vì có thể đe dọa tính mạng và nguy cơ cao gặp phải các phản ứng có hại nghiêm trọng.
Tác dụng phụ
Bệnh nhân có thể có các biểu hiện:
Thường gặp :
- Trên tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, táo bón.
- Trên thần kinh: Chóng mặt, đau đầu, khát, có cảm giác lạ
- Trên tiết niệu: bí tiểu, tiểu ít
- Trên tim mạch: mạch nhanh hoặc chậm, hồi hộp, hạ huyết áp tư thế đứng, yếu mệt.
Ít gặp:
- Trên tiêu hóa: đau dạ dày, co thắt ống mật
- Trên thần kinh: bồn chồn, suy hô hấp, an dịu, sảng khoái.
- Trên da: có biểu hiện dị ứng: ngứa, nổi mày đay
Hiếm gặp:
- Shock phản vệ, mệt mỏi, đổ mặt, đổ mồ hôi
- Trên thần kinh: gây ảo giác, mất phương hướng, rối loạn thị giác, co giật
- Trên tim mạch: suy tuần hoàn
Thông báo cho bác sĩ các triệu chứng khác trường trong quá trình sử dụng thuốc.
Chú ý – Thận trọng
Chú ý:
+ Khi phối hợp thuốc với các thuốc tác động lên thần kinh trung ương nư phenothiazin, nhóm barbiturat, nhóm benzodiazepin, nhóm IMAO và nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA).
+ Thành phần codein của thuốc chỉ nên dùng liều thấp nhất bắt đầu gây ra tác dụng trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Do codein được chuyển hóa thành morphin qua gan nhờ hệ enzym CYP2D6. Bệnh nhân thiếu men này một phần hay toàn bộ cũng dẫn đến thuốc không đạt được nồng độ điều trị ( ước tính xảy ra với 7% người da trắng). Ngược lại, với những bệnh nhân mang hen chuyển hóa nhanh qua hệ CYP2D6 sẽ khiến nồng độ thuốc trong máu vượt ngưỡng điều trị và gây ra độc tính. Khi đó, xảy ra hiện tượng quá liều là ngộ độc opioid ( morphin).
+ Đối với bệnh nhân suy giảm chứng năng hô hấp: không nên sử dụng với các đối tượng này vì có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng ngộ độc opioid, bao gồm: trẻ em suy giảm chức năng hô hấp, rối loạn thần kinh cơ, bệnh tim và hô hấp nặng, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phổi, phẫu thuật lớn, đa chấn thương.
+ Lái xe và vận hành máy móc: không nên sử dụng do thuốc có thể gây buồn ngủ
+ Phụ nữ có thai: không nên sử dụng vì thuốc qua được nhau thai
+ Phụ nữ cho con bú: không nên sử dụng vì thuốc qua được sữa mẹ
Thận trọng với các đối tượng sau:
+ Người phì đại tiền liệt tuyến, rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận.
+ Trẻ em mắc các vấn đề về hô hấp như khó thở, khò khè,..
Chú ý khi sử dụng chung với thuốc khác:
Khi dùng cùng, kodemin làm tăng tác dụng và độc tính của các nhóm thuốc sau: thuốc mê, thuốc chủ vận trên receptor opiod, thuốc giảm đau, thuốc an thần, gây ngủ, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế enzym monoamin oxidase, cồn và các thuốc tác động lên thần kinh trung ương khác.
Khi dùng cùng aspirin và paracetamol, tác dụng giảm đau của kodemin tăng. Ngược lại với dùng cùng quinidin, tác dụng này giảm hoặc mất.
Khi dùng cùng cyclosporin, codein trong thuốc làm giảm chuyển hóa cyclosporin do ức chế cytochrom P450.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Quá liều:
Triệu chứng quá liều: ngộ độc opioid
+ Bệnh nhân cảm thấy buồn ngủ, thở nông, co đồng tử, nôn và buồn bôn, rối loạn ý thức, chán ăn,táo bón.
+ Nghiêm trọng hơn, có thể suy tuần hoàn và suy hô hấp, có nguy cơ tử vong ( rất hiếm).
Xử trí quá liều: đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để giải độc opiod bằng thuốc giải độc đặc hiệu.
Quên liều: Nếu nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.
Dược sĩ Đỗ Ánh –
Sản phẩm tốt, chất lượng
Hoa –
Có ship hàng toàn quốc không ad?