Parkinson ((Parkinson’s Disease, National Institute Aging. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.)) là một bệnh thường gặp ở người già. Tuy nhiên, hiện nay bệnh vẫn gặp ở những người trẻ tuổi. Bài viện hôm nay xin gửi tới các bạn độc giả những thông tin cần thiết và cực kỳ hữu ích về bệnh Parkinson.
Parkinson là bệnh gì?
Định nghĩa
Bệnh Parkinson là một bệnh rối loạn hệ thần kinh tiến triển ảnh hưởng đến vận động. Các triệu chứng bắt đầu dần dần, đôi khi bắt đầu bằng một cơn run tay khó nhận thấy. Run là phổ biến, nhưng rối loạn này cũng thường gây ra cứng hoặc chậm vận động.
Trong giai đoạn đầu của bệnh Parkinson, khuôn mặt của bạn có thể biểu hiện rất ít hoặc không có biểu hiện gì. Cánh tay của bạn có thể không đung đưa khi bạn đi bộ. Bài phát biểu của bạn có thể trở nên mềm hoặc nói lắp. Các triệu chứng bệnh Parkinson trở nên tồi tệ hơn khi tình trạng của bạn tiến triển theo thời gian.
Mặc dù bệnh Parkinson không thể chữa khỏi, nhưng thuốc có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng của bạn. Đôi khi, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để điều chỉnh các vùng nhất định của não và cải thiện các triệu chứng của bạn.
Parkinson ở người trẻ
Mắc dù Parkinson là hội chứng thường gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, với nhiều người trẻ tuổi vẫn mắc chứng Parkinson, nhưng tỷ lệ thấp.
Theo những nghiên cứu và khảo sát, bệnh Parkinson có khả năng xuất hiện trước 10 năm đến 20 năm trước khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, thời điểm này các dấu hiệu của bệnh có xuất hiện nhưng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn.
Trước 50 tuổi thì bệnh Parkinson coi là bệnh khởi phát sớm. Trước 40 tuổi, nếu người đó khởi phát bệnh thì coi là mắc Parkinson ở người trẻ.
Bệnh Parkinson ở người trẻ tiến triển chậm hơn so với người lớn tuổi. Thông thường người trẻ tuổi mắc bệnh là do yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Nếu như thành viên trong gia đình đã từng mắc Parkinson thì lúc còn trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson. Theo như một nghiên cứu của quỹ Parkinson ở Mỹ, khoảng 32% bệnh nhân Parkinson ở độ tuổi từ 20 đến 30 và khoảng 65% người bệnh dưới 20 tuổi thấy xuất hiện đột biến gen.
Người trẻ tuổi mắc Parkinson gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Bởi họ đều đang trong độ tuổi phát triển sự nghiệp. Bệnh Parkinson khiến sức khỏe và khả năng của họ bị suy giảm, họ phải đối mặt với bệnh tật.
Nguyên nhân gây bệnh Parkinson
Trong bệnh Parkinson, một số tế bào thần kinh (tế bào thần kinh) trong não dần dần bị phá vỡ hoặc chết. Nhiều triệu chứng là do mất tế bào thần kinh sản sinh ra chất truyền tin hóa học trong não của bạn gọi là dopamine. Khi nồng độ dopamine giảm, nó sẽ khiến não hoạt động bất thường, dẫn đến suy giảm khả năng vận động và các triệu chứng khác của bệnh Parkinson.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra được nguyên nhân vì sao chất dẫn truyền thần kinh được sinh ra từ các tế bào não lại bị thoái hóa và chết đi. Hiện chỉ đưa ra một số nguyên nhân gây bệnh như do di truyền, do tuổi cao, do môi trường, thậm chí có khả năng là do virus gây ra,…
- Các gen: Các nhà nghiên cứu đã xác định các đột biến di truyền cụ thể có thể gây ra bệnh Parkinson. Nhưng những điều này là không phổ biến, ngoại trừ một số trường hợp hiếm hoi có nhiều thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng bởi bệnh Parkinson. Tuy nhiên, một số biến thể gen nhất định dường như làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson nhưng với mỗi dấu hiệu di truyền này lại có nguy cơ mắc bệnh Parkinson tương đối nhỏ.
- Các yếu tố kích hoạt môi trường: Tiếp xúc với một số chất độc hoặc các yếu tố môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson sau này, nhưng nguy cơ này tương đối nhỏ.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng nhiều thay đổi xảy ra trong não của những người mắc bệnh Parkinson, mặc dù không rõ tại sao những thay đổi này lại xảy ra. Những thay đổi này bao gồm:
- Sự hiện diện của các thể Lewy: Các khối chất cụ thể trong tế bào não là dấu hiệu vi mô của bệnh Parkinson. Chúng được gọi là thể Lewy, và các nhà nghiên cứu tin rằng những thể Lewy này nắm giữ manh mối quan trọng về nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson.
- Alpha-synuclein được tìm thấy trong cơ thể thể Lewy: Mặc dù nhiều chất được tìm thấy trong cơ thể thể Lewy, nhưng các nhà khoa học tin rằng một chất quan trọng là loại protein tự nhiên và phổ biến được gọi là alpha-synuclein (a-synuclein). Nó được tìm thấy trong tất cả các thể Lewy ở dạng kết tụ mà các tế bào không thể phân hủy. Đây hiện là một trọng tâm quan trọng trong số các nhà nghiên cứu bệnh Parkinson.
Các giai đoạn bệnh Parkinson
Giai đoạn 1
Trong giai đoạn này xuất hiện triệu chứng run ở một bên của cơ thể. Run là triệu chứng nhẹ nhất và sẽ chưa gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh nên nhiều người không để ý và bỏ qua.
Giai đoạn 2
Bước sang giai đoạn 2 thì triệu chứng run đã xuất hiện ở cả 2 bên cơ thể. Giai đoạn này thì biểu hiện run và lắc rõ ràng hơn, thay đổi dáng đi do cơ bị cứng, cử động khó khăn, sự biểu cảm trên khuôn mặt giảm đi. Quá trình tiến triển của bệnh Parkinson từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 có thể từ vài tháng đến nhiều năm.
Giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3 thì phản xạ của người bệnh bị giảm và khả năng giữ thăng bằng gặp khó khăn. Giai đoạn này cũng được coi là giai đoạn bước ngoặt của căn bệnh Parkinson. Biểu hiện thường gặp ở giai đoạn này đó là dễ bị ngã, thực hiện những việc hằng ngày gặp khó khăn. Nếu người bệnh dùng thuốc và phối hợp với lao động trị liệu thì triệu chứng sẽ được cải thiện.
Giai đoạn cuối (Giai đoạn 4 và giai đoạn 5)
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson trong giai đoạn cuối bị suy giảm rất nhiều. Giai đoạn 4 và 5 là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, không còn khả năng vận động, trí nhớ bị suy giảm, … Các biến chứng này khiến cho sức khỏe của bệnh nhân bị suy giảm, tuổi thọ cũng bị suy giảm. Không những thế, các biến chứng còn làm cho bệnh nhân trở nên mất niềm tin với cuộc sống và bi quan.
Triệu chứng Parkinson
Khi bệnh nhân mắc bệnh Parkinson thì sẽ có một số triệu chứng sau đây:
- Các hoạt động phối hợp một cách chậm chạp: Ở giai đoạn đầu của bệnh Parkinson thì đây chính là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất. Triệu chứng này được thể hiện rõ ở bất cứ sự thay đổi tư thế nào như: quay người, quay đầu, buộc dây giày, cài khuy, … mọi động tác này đều không rõ ràng và tốc độ rất chậm.
- Tính tình, tính cách thay đổi: Não bộ là nơi điều khiển về mọi suy nghĩ, nhìn nhận, hành động và phản ứng với những tình huống xung quanh. Chính vì thế, nếu có bất cứ sự thay đổi nào về tính cách thì cũng có thể là nguyên nhân sớm gây ra bệnh Parkinson.
- Cảm nhận về mùi bị suy giảm: Thông thường, trong giai đoạn đầu của bệnh Parkinson sẽ gây tác động tới khứu giác của bệnh nhân. Bệnh khiến cho người bệnh không thể phân biệt được mùi của các loại thực phẩm. Nếu như không kịp thời điều trị thì tình trạng này sẽ ngày một nặng hơn.
- Gặp những vấn đề về đường ruột: Bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng táo bón hay những vấn đề phổ biến về tiêu hóa, nhất là đối với những người cao tuổi.
- Đau vai: Thời gian đau vai kéo dài. Dù cho dùng thuốc cũng không giảm được triệu chứng bệnh.
- Mệt mỏi: Nếu như bạn thường xuyên mệt mỏi và trong thời gian dài thì đây cũng chính là một trong những nguy cơ gây nên bệnh Parkinson.
- Thói quen sinh hoạt hằng ngày bị thay đổi: Giọng nói hay chữ viết bị thay đổi, tính tình thay đổi thất thường.
- Ngoài ra thì có một số dấu hiệu gặp phải: Rối loạn giấc ngủ, ngất xỉu, khi bệnh tiến triển thì run nhẹ, di chuyển khó khăn, mất sự thăng bằng.
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh Parkinson
Xét về tuổi tác: Những đối tượng nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson đó là những người lớn tuổi, nhất là độ tuổi từ 60 trở lên.
Xét về giới tính: Nguy cơ mắc bệnh Parkinson ở nam giới cao hơn nữ giới.
Một số yếu tố làm cho tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson là: Yếu tố di truyền, tuổi tác, giới tính hoặc tiếp xúc với một số độc tố.
Điều trị Parkinson như thế nào?
Thuốc điều trị bệnh Parkinson
Thuốc có khả năng giúp cho bệnh nhân khắc phục sự di chuyển, dáng đi và triệu chứng run. Thường thì những loại thuốc dùng điều trị bệnh Parkinson có tác dụng thay thế hoặc tăng nồng độ của dopamine ở não.
Sau khi dùng thuốc thì sẽ cải thiện được đáng kể các dấu hiệu bệnh. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc sẽ không kéo dài được lâu mà theo thời gian sẽ giảm dần tác dụng.
Dưới đây là các loại thuốc mà bác sĩ thường kê cho bệnh nhân Parkinson:
- Hiện nay thuốc đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh Parkinson là hoạt chất Carbidopa – levodopa. Hoạt chất này đi vào não bệnh nhân sẽ chuyển thành dopamine. Tuy nhiên có xảy ra tác dụng phụ như buồn nôn hoặc chóng mặt.
- Dopamine agonists – đây là thuốc đồng vận dopamine. Thuốc này có khả năng bắt chước hiệu ứng dopamine. Dù cho Dopamine agonists không đem lại hiệu quả cao như Carbidopa – levodopa nhưng chúng tồn tại trong thời gian dài hơn. Không những thế Dopamine agonists có thể kết hợp với Carbidopa – levodopa để tăng tác dụng của Levodopa. Khi dùng Dopamine agonists có một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ, ảo giác, nghiện ăn uống, cờ bạc và tăng hành vi tình dục.
- Thuốc ức chế COMT (Catechol O-methyltransferase). Thuốc này nhờ vào việc ngăn ngừa một loại enzyme phá vỡ dopamine nên có khả năng kéo dài tác dụng của Carbidopa – levodopa.
- Thuốc ức chế men oxy hóa Monoamine có tác dụng ngăn ngừa quá trình phân hủy của dopamine trong não bằng việc ức chế enzyme MAO B. Enzyme MAO B là viết tắt của enzyme monoamin oxydase B, có tác dụng chuyển hóa dopamine. Tác dụng phụ của thuốc này có thể gặp là mất ngủ hoặc buồn nôn.
- Các loại thuốc kháng Cholinergic – loại thuốc giúp kiểm soát được biểu hiện run của bệnh Parkinson và đã được áp dụng từ nhiều năm nay.
- Thuốc Amantadine giúp cho các triệu chứng bệnh Parkinson trong giai đoạn đầu có thể giảm nhẹ. Thông thường sẽ sử dụng kết hợp với Carbidopa – levodopa.
Phẫu thuật kích thích não sâu
Phẫu thuật kích thích não sâu là các bác sĩ sẽ phẫu thuật cấy điện cực vào một phần cụ thể lên não của bệnh nhân. Các điện cực này sẽ kết nối với 1 máy phát điện, máy này đã được cấy vào ngực – vị trí gần với xương đòn. Máy phát điện này có nhiệm vụ phát ra các xung điện đến nơi đang cấy điện cực ở trong não. Từ đó, các triệu chứng của bệnh Parkinson được giảm bớt.
Tùy với tình trạng của từng bệnh nhân mà các bác sĩ có thể điều chỉnh mọi thiết lập của thiết bị sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên phẫu thuật kích thích não sâu có thể để lại một số biến chứng như đột quỵ, nhiễm trùng hay xuất huyết não. Bác sĩ cần phải thay thế hoặc điều chỉnh một số bộ phận của thiết bị nếu như người bệnh bị biến chứng hoặc gặp vấn đề với hệ thống kích thích não sâu.
Thông thường biện pháp điều trị này được thực hiện cho bệnh nhân đang trong giai đoạn tiến triển mà khả năng đáp ứng với thuốc kém. Hệ thống kích thích não sâu có một số tác dụng sau:
- Làm giảm các biến chứng vận động do thuốc gây ra.
- Giúp cho các rối loạn vận động có thể giảm hoặc tạm dừng.
- Triệu chứng run được giảm bớt.
- Độ cứng cũng được giảm, cải thiện được tình trạng di chuyển chậm.
Dù cho hệ thống kích thích não sâu có tác dụng lâu dài đối với các biểu hiện của bệnh Parkinson nhưng vẫn không thể ngăn quá trình tiến triển của bệnh.
Phòng ngừa bệnh Parkinson
Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa bệnh Parkinson:
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
- Phải bổ sung lượng vitamin D cho cơ thể bằng cách thường xuyên tắm nắng. Theo như các nhà khoa học đã nghiên cứu, phần lớn những người mắc bệnh Parkinson đều có nồng độ vitamin D trong cơ thể thấp.
- Không lại gần những môi trường độc hại, nhất là thuốc trừ sâu, …
- Sử dụng cà phê một cách hợp lý để ngăn ngừa một số vấn đề về sức khỏe, trong đó có thể giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
- Nên uống nước trà xanh mỗi ngày để ngăn ngừa độc tố giết chết tế bào thần kinh và xâm nhập vào trong não.
- Bạn nên thường xuyên ăn trái cây giàu flavonoid để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Parkinson
Hiện nay, chưa có bất cứ xét nghiệm nào mà bác sĩ có thể sử dụng để chẩn đoán và kết luận rằng người bệnh mắc Parkinson. Chẩn đoán Parkinson dựa vào tiền sử gia đình, khám thần kinh và khám toàn cơ thể. Đồng thời, bác sĩ chỉ có thể thông qua những triệu chứng mà người bệnh mắc phải trong thời gian dài để khẳng định.
Bài viết trên đã chỉ ra nguyên nhân, các cách phòng tránh, cách điều trị … Từ đó, mọi người có thể dựa vào những thông tin trên để phòng bệnh hoặc chữa trị tốt nhất.