Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Statripsine tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://bimufa.com/ xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Statripsine là thuốc gì? Thuốc Statripsine có tác dụng gì? Thuốc Statripsine giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần
Hoạt chất chính trong 1 viên nén uống hoặc ngậm dưới lưỡi:
Alphachymotrypsin……………………………………..4.2 mg (tương đương 21 microkatal)
Tá dược vừa đủ.
Thuốc Statrypsine giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Statripsine do Công ty liên doanh TNHH Stada-Việt Nam sản xuất hiện đang được bán với giá 200,000VNĐ/1 hộp 5 vỉ x 10 viên nén bán tại Bimufa, chúng tôi chuyên tư vấn miễn phí và giao hàng toàn quốc.
Lưu ý: Giá có thể khác nhau giữa các nhà thuốc.
Tác dụng
Alphachymotrypsin (còn có tên khác là chymotrypsin, tên quốc tế EC 3.4.21.1) là một enzym tiêu hóa được sản xuất bởi tuyến tụy, được tiết vào tá tràng, nơi nó chịu trách nhiệm phân giải potein và các chuỗi polypeptid. Nó ưu tiên cắt các liên kết peptid mà trong đó phía đầu N của liên kết peptid là axit amin có nhân thơm (tyrosin, phenylalanin và tryptophan) (vị trí P1), phù hợp với vị trí S1 kị nước của enzym. Sự liên kết giữa phần kị nước S1 của enzym với phần P1 của axit amin thể hiện tính đặc hiệu cơ chất của enzym này. Chymotrypsin cũng thủy phân các liên kết peptid khác nhưng với tốc độ chậm hơn, đặc biệt là những vị trí P1 của leucin và methionin. Chymotrypsin hoạt động tốt nhất ở pH = 8.
Enzym này ban đầu được tiết ra dưới dạng không hoạt động là chymotrypsinogen, sau đó nó được chuyển thành chymotrypsin dưới tác dụng của trypsin do trypsin cắt liên kết peptid ở vị trí Arg15 – Ile16, tạo ra π-chymotrypsin. Đổi lại, nhóm aminic (-NH3+) của Ile16 còn lại tương tác với chuỗi bên của Glu194, tạo ra “hố oxyanion” và túi S1 kị nước. Hơn nữa, chymotrypsin còn tự hoạt hóa chính nó bằng cách cắt tại các vị trí 14-15, 146-147, và 148-149, tạo ra alphachymotrypsin (hoạt đọng mạnh và ổn định hơn π-chymotrypsin). Kết quả là tạo ra một phân tử gồm ba chuỗi polypeptid liên kết với nhau thông qua cầu nối disulfit.
Ảnh: Cơ chế cắt liên kết peptid của alphachymotrypsin.
Chymotrypsin cắt liên kết peptid bằng cách tấn công nhóm carbonyl bằng một tác nhân ái nhân mạnh là Ser195 nằm trong trung tâm hoạt động của enzym. Ser195 nhanh chóng tạo liên kết hóa trị với trung tâm hoạt động của cơ chất, tạo thành hợp chất trung gian. Cùng với His57 và Asp102, chúng tạo thành bộ ba xúc tác trong trung tâm hoạt động của enzym. Cơ chế xúc tác cụ thể được thể hiện trên ảnh.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Statripsine có công dụng kháng viêm, chống phù nề, giảm sưng, đỏ…
Thuốc Statripsine được chỉ định trong các trường hợp: viêm, phù nề, sưng, loét, tụ máu, áp xe (loét) sau chấn thương, bỏng, phẫu thuật…; viêm phế quản, viêm xoang, viêm mũi, bệnh phổi có đờm, viêm hô hấp cấp hoặc mạn tính…; viêm tuyến vú, viêm tinh hoàn…
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Dạng dùng là viên nén uống hoặc ngậm dưới lưỡi.
Liều dùng
Liều dùng thông thường cho người lớn:
Đường uống: 2 viên/lần x 3-4 lần/ngày. Chú ý không nhai hoặc cắn thuốc.
Ngậm dưới lưỡi: 4-6 viên/ngày, không nhai hoặc cắn thuốc, để viên nén tan dần dưới lưỡi.
Thuốc an toàn cho cả trẻ em. Liều cụ thể tham khảo ý kiến bác sĩ.
Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế được chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ
Phản ứng dị ứng: đau, ngứa, nóng, đỏ da (khi dùng liều cao), sốt, phát ban… Có thể xảy ra trường hợp nặng hơn là sốc phản vệ (tuy nhiên rất hiếm gặp)
Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đầy hơi, giảm axit dạ dày, tiêu chảy, táo bón…, thay đổi màu sắc và độ rắn của phân, thường sẽ hết khi ngưng dùng thuốc.
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp bất kì tác dụng không mong muốn nào.
Chống chỉ định
Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), khí phế thũng.
Hội chứng thận hư.
Chú ý – Thận trọng
Thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú.
Thận trọng với người phải lái xe và vận hành máy móc vì chưa có tài liệu nào nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của thuốc.
Thận trọng với bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng.
Thận trọng với bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các thuốc có nguồn gốc từ động vật (do hoạt chất được chiết xuất từ tụy bò).
Thận trọng với bệnh nhân có rối loạn đông máu di truyền (bệnh Hemophilia gồm 3 loại: Hemophilia A do thiếu yếu tố VIII, Hemophilia B do thiếu yếu tố IX và Hemophilia C hiếm gặp, chiếm tỉ lệ 5%).
Thận trọng với bệnh nhân có rối loạn đông máu không có yếu tố di truyền.
Thận trọng với bệnh nhân chuẩn bị thực hiện phẫu thuật hoặc vừa phẫu thuật xong.
Thận trọng với những bệnh nhân phải dùng liệu pháp chống đông máu (phổ biến hay gặp là bệnh nhân phải dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu trong bệnh mạch vành, sau đặt stent, nhồi máu cơ tim, dự phòng đột quỵ).
Nếu bắt buộc phải sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Hiện tại có rất ít thông tin về những tương tác thuốc của alphachymotrypsin.
Thông báo cho bác sĩ tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Chưa có nghiên cứu về quá liều đối với alphachymotrypsin.
Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Dược sĩ Đỗ Ánh –
Sản phẩm tốt chất lượng