Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Stadexmin tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://bimufa.com/ xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Stadexmin là thuốc gì? Thuốc Stadexmin có tác dụng gì? Thuốc Stadexmin giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần
(Trong 1 viên nén)
Hoạt chất
Betamethason………………………….0.25mg
Dexclorpheniramin maleat…………2mg
Tá dược vừa đủ.
Thuốc Stadexmin giá bao nhiêu? Mua ở đâu
Thuốc Stadexmin do Công ty liên doanh TNHH Stada-Việt Nam sản xuất hiện đang có giá trên thị trường là 150,000VNĐ/1 chai 500 viên nén. Thuốc Stadexmin được bán tại Bimufa, chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc và tư vấn miễn phí cho khách hàng.
Tác dụng
Betamethason là một corticoid. Cơ chế kháng viêm và chống dị ứng của nó tương tự như các corticoid khác: Ức chế phospholipase A2, ngăn không cho hình thành axit arachidonic, từ đó ngăn chặn sự hình thành các hóa chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình viêm là prostaglandin và leukotrien, đồng thời các corticoid còn làm bền thành lysosom của tế bào mast, ngăn chặn chúng giải phóng các chất trung gian hóa học, đối kháng tác dụng của histamin… Thuốc có tác dụng glucocorticoid mạnh nhưng tác dụng mineralocorticoid (chuyển hóa muối nước) rất yếu.
Dexclorpheniramin là một thuốc kháng histamin H1, dùng để ngăn ngừa các biểu hiện dị ứng. Nó tác động vào thụ thể histamin H1 trong cơ thể, đối kháng tác dụng của histamin – một chất trung gian hóa học quan trọng tham gia vào quá trình hình thành các phản ứng dị ứng.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Stadexmin có công dụng làm giảm các phản ứng viêm và dị ứng trong cơ thể.
Thuốc Stadexmin được chỉ định cho các trường hợp: Các bệnh lí dị ứng liên quan đến đường hô hấp (hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính), dị ứng ở da, mắt (viêm kết mạc dị ứng) hoặc một số bệnh lí khác mà cần chỉ định sử dụng liệu pháp corticoid toàn thân như thấp khớp, viêm khớp mạn tính, lupus ban đỏ, tăng canxi máu, hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp, viêm gan mạn, viêm đại tràng loét…
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Dạng dùng là viên nén.
Liều dùng
- Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 1-2 viên/lần x 4 lần/ngày. Uống sau khi ăn và trước lúc đi ngủ. Tối đa 8 viên/ngày.
- Trẻ em < 12 tuổi: ½ viên/lần x 3 lần/ngày. Nếu cần thêm 1 viên, uống vào lúc trước khi đi ngủ. Tối đa 4 viên/ngày.
Chú ý: Các liều ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế được chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ dưới đây đều là các tác dụng phụ kinh điển của corticoid khi dùng đường toàn thân.
Thường gặp (1/10 > ADR > 1/100): giữ natri và nước, mất kali; suy vỏ thượng thận; hội chứng dạng Cushing; giảm dung nạp glucose (tăng đường huyết); teo cơ, yếu cơ; loãng xương; kinh nguyệt bất thường…
Ít gặp (1/100 > ADR > 1/1000): loét dạ dày – tá tràng; tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể…
Hiếm gặp (1/1000 > ADR > 1/10000): rậm lông; mụn trứng cá; sẹo chậm liền; xuất huyết…
Tác dụng phụ do dexclorpheniramin: an thần, buồn ngủ, ảo giác; giãn đồng tử, tim đập nhanh, bí tiểu (do tác dụng kháng cholinergic); hạ huyết áp tư thế…
Các phản ứng dị ứng: ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke, sốc phản vệ (rất hiếm gặp).
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp bất kì tác dụng không mong muốn nào.
Chống chỉ định
Quá mẫn cảm với bát cứ thành phần nào của thuốc.
Trẻ em dưới 6 tuổi.
Bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng.
Bệnh nhân bị tăng nhãn áp.
Bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân (ít gặp).
Bệnh nhân đang dùng thuốc IMAO (thuốc ức chế các enzym monoamin oxydase).
Phì đại tiền liệt tuyến, tắc cổ bàng quang.
Chú ý – Thận trọng
Thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú.
Có thể gây chậm lớn ở trẻ em.
Thận trọng với bệnh nhân lớn tuổi.
Thận trọng với các bệnh nhân suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, các bệnh lí gan, thận, thiểu năng tuyến giáp, đái tháo đường, loãng xương, loét đường tiêu hóa…
Thận trọng ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn cấp, nhiễm lao.
Thận trọng với bệnh nhân bị tăng nhãn áp góc hẹp, bí tiểu, tăng sinh tiền liệt tuyến.
Thận trọng ở những bệnh nhân bị thủy đậu, zona thần kinh, sởi.
Không nên dùng vaccin sống giảm độc cho bệnh nhân đang dùng thuốc, chỉ nên sử dụng vaccin chết (vaccin bất hoạt) hoặc vaccin giải độc tố.
Xem xét bổ sung canxi, kali và giảm lượng natri cho người bệnh dùng dài ngày.
Thận trọng với bệnh nhân cần phải lái xe, vận hành máy móc do tác dụng an thần của thuốc, tác dụng này tăng lên đáng kể khi dùng chung với rượu hoặc một số thuốc an thần khác.
Nếu bắt buộc phải sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Các thuốc cảm ứng CYP450 (phenobarbital, rifampicin): tăng chuyển hóa corticoid, làm giảm tác dụng của thuốc.
Estrogen: tăng hiệu quả của corticoid.
Lợi tiểu không giữ kali (lợi tiểu thiazid, lợi tiểu quai), amphotericin B: nguy cơ hạ kali huyết.
Kháng vitamin K (chống đông máu): thay đổi tác dụng chống đông.
Các digitalis trợ tim: tăng độc tính và khả năng loạn nhịp.
Thuốc điều trị đái tháo đường: thay đổi tác dụng hạ đường huyết.
Kháng viêm không steroid (NSAIDs) hoặc rượu: tăng nguy cơ loét dạ dày – tá tràng, tăng tác dụng an thần.
Thuốc giảm đau nhóm morphin, thuốc hướng thần nhóm benzodiazepin, nhóm barbiturat, thuốc điều trị tâm thần trầm cảm: tăng ức chế thần kinh trung ương.
Các thuốc hủy phó giao cảm (atropin): tăng tác dụng hủy phó giao cảm như khô miệng, bí tiểu, táo bón.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Nếu quá liều, ngưng dùng thuốc ngay lập tức và đến ngay cơ sở ý tế gần nhất. Quá liều betamethason ít khi dẫn đến nguy kịch nhưng quá liều dexclorpheniramin có thể dẫn đến co giật (hay gặp ở trẻ em và nhũ nhi), rối loạn nhận thức, hôn mê.
Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Dược sĩ Đỗ Ánh –
Sản phẩm rất hiệu quả