Thuốc chống đông Sintrom là gì?
Thuốc Sintrom thuộc nhóm thuốc chống kháng đông, chống tập kết tiểu cầu và tiêu sợi huyết, được sản xuất bởi Novatis Farma S.P.A – Ý. Nhà đăng ký ở Việt Nam công ty cổ phần dược phẩm Eco.
Thành phần
- Acenocoumarol (hàm lượng: 4mg): chống đông máu, ngăn ngừa và điều trị các cục máu đông gây tắc nghẽn lòng mạch.
- Tá dược vừa đủ.
Ngoài hàm lượng 4mg, Sản phẩm còn các loại Sintrom 1mg, …tương ứng với các hàm lượng dược chất trong sản phẩm
Thuốc Sintrom có tác dụng gì?
Những tác dụng chính của thuốc Sintrom:
- Điều trị các huyết khối trong các bệnh lý như bệnh tim gây tắc mạch, bệnh nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch phổi và các huyết khối trong tĩnh mạch sâu.
- Điều trị dự phòng trong các trường hợp: huyết khối tĩnh mạch, huyết khối trong ống thông và tắc nghẽn mạch máu phổi trong phẫu thuật huyết kháng.
Cơ chế tác dụng của Sintrom
Acenocoumarol tham gia vào quá trình ức chế Enzyme Vitamin K epoxid reductase, enzyme này xúc tác cho phản ứng chuyển acid glutamic thành acid gammacarboxymic – thành phần quan trong của các protein tiền thân các yếu tố đông máu II, VII, IX, X. Vì vậy, Acenocoumarol được gọi là chất đối kháng vitamin K
Tại gan, Acenocoumarol ức chế quá trình khử của vitamin K nên có tác dụng chống đông máu và điều trị các huyết khối trong mạch máu.
Chỉ định dùng thuốc Sintrom 4mg
Thuốc Sintrom được chỉ định điều trị trong các trường hợp:
- Điều trị bằng thuốc kháng đông lâu dài: người mắc bệnh thuyên phổi và tăng áp động mạch phổi tiên phát.
- Bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch ở chân.
- Người đã được thay van tim cơ học.
- Dự phòng các biến chứng của huyết khối tắc mạch trên người mắc bệnh tim gây tắc mạch.
- Điều trị cho người bệnh bị loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim.
Chống chỉ định
Thuốc Sintrom chống chỉ định trên những đối tượng:
- Người có dấu hiệu dị ứng với các thành phần của thuốc.
- Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ.
- Người mắc các bệnh lý suy thận, suy gan nặng.
- Người có nguy cơ bị mất máu nhiều như thương tích trong tai nạn, phẫu thuật mắt, thần kinh, nhổ răng.
- Người mắc bệnh tai biến mạch máu não và tĩnh mạch thực quản bị giãn.
- Người đang mắc bệnh loét dạ dày, tá tràng.
Các chống chỉ định kết hợp thuốc
- Không phối hợp với Aspirin liều cao (3g/ngày) vì có thể gây đến xuất huyết do tăng tác dụng chống đông.
Hướng dẫn sử dụng
Cách dùng
Đường dùng: đường uống.
Thời gian dùng thuốc: buổi tối.
Chú ý khi dùng thuốc:
- Uống thuốc cùng với nước lọc. Không uống cùng với nước có gas, nước ngọt để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Các thuốc chống đông đều có tác dụng dược lý mạnh và khoảng điều trị hẹp nên cần thận trọng khi dùng và đảm bảo theo sự hướng dẫn của bác sĩ chủ trị.
- Trong quá trình điều trị bằng thuốc Sintrom cần theo dõi INR (một loại xét nghiệm máu có tác dụng đo lường thời gian đông máu) nhằm điều chỉnh liều phù hợp với bệnh nhân.
Liều dùng
- Đối với người lớn: Liều khởi đầu là 4mg/ngày, áp dụng trong 2 ngày đầu tiên sử dụng thuốc. Từ những ngày tiếp theo thì cần theo dõi INR để xác định liều dùng thích hợp.
- Đối với trẻ em: hạn chế sử dụng thuốc Sintrom cho trẻ em. Trong trường hợp bắt buộc dùng thuốc thì phải được theo dõi tại các cơ sở y tế có chuyên môn.
- Đối với người cao tuổi: liều khởi đầu sẽ ít hơn so với người trưởng thành (khoảng ½ hoặc ¾ so với người trường thành).
- Liều sử dụng thuốc ở trên chỉ mang tính chất tham khảo từ nhà sản xuất. Bạn cần thực hiện đúng liều thuốc mà bác sĩ chỉ định.
Chỉnh liều
Hiệu chỉnh liều của thuốc chống đông chủ yếu dựa trên chỉ số INR, đây là chỉ số cho biết được tỷ số thời gian thrombin của người bệnh so với người thường. Chỉ số này có ý nghĩa thăm dò các yếu tố đông máu bị giảm bởi các thuốc kháng vitamin K.
- Các bệnh nhân cần dùng Acenocoumarol để chống đông thì tỉ lệ này cần đạt là 2,5 hoặc dao động trong khoảng 2-3 đối với từng loại bệnh nhân cần can thiệp.
- Nếu chỉ số này dưới 2 thì cần hiệu chỉnh lại liều dùng thuốc chống đông vì hiệu quả chống đông máu chưa đủ.
- Chỉ số này trên 4 cảnh báo bệnh nhân có nguy cơ cũng cần hiệu chỉnh lại liều dùng.
Liều điều chỉnh của từng đối tượng là khác nhau và được xác định dựa trên thời gian đông máu của người bệnh bằng xét nghiệm INR.
Quên liều, Quá liều và cách xử lý
Quá liều
Nếu sử dụng quá liều thuốc bạn có thể xuất hiện các biểu hiện như nôn ra máu, bầm tím, nhức đầu, ho ra máu, chảy máu mũi, phân có màu đỏ hoặc đen,…
Khi thấy dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Quên liều
Nếu bạn quên liều trong khoảng 8 giờ tính từ liều trước đó thì bạn hãy uống bổ sung vào liều đã quên. Nếu đã gần đến thời gian uống liều kế tiếp tiếp thì bạn nên bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào khoảng thời gian trong kế hoạch. Lưu ý rằng bạn không được uống gấp đôi liều đã quy định.
Tương tác thuốc
Những thuốc có thể làm giảm nồng độ của Sintrom: thuốc điều trị bệnh lao như rifampin; thuốc chống co giật như carbamazepine; thuốc ngủ như phenobarbital, secobarbital;…
Những thuốc có thể làm tăng nồng độ của Sintrom: thuốc kháng sinh như tetracycline, norfloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin; thuốc hạ đường huyết như nicardipine; thuốc điều trị bệnh tiểu đường như sulfonamide, pioglitazone; thuốc cảm; thuốc chống đông như enoxaparine, heparine; thuốc có tác dụng hạ huyết áp như nicardipine;…
Do tương tác với thức ăn vì vậy bệnh nhân nên hạn chế ăn thực phẩm chứa vitamin K.
Để giảm các tác dụng không mong muốn do tương tác thuốc bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ đầy đủ những loại thuốc đang dùng.
Tác dụng phụ
Khi điều trị bằng thuốc Sintrom, bệnh nhân có thể xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc như:
- Tác dụng thường gặp: phát ban, sốt, buồn nôn và nôn, rụng tóc, tiêu chảy,…
- Tác dụng phụ ít gặp: khó thở, chảy máu mũi, chóng mặt, tê liệt,…
Lưu ý khi sử dụng
Khi sử dụng thuốc Sintrom bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, nơi khô giáo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp có thể thay đổi thành phần trong thuốc và giảm tuổi thọ của thuốc.
- Lưu ý, để xa tầm tay của trẻ em
- Trong quá trình điều trị bằng thuốc, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,..
- Hạn chế va chạm hay hoạt động mạnh gây chảy máu.
- Không tự ý thay đổi liều thuốc khi chưa có sự sự đồng ý từ bác sĩ.
- Trong quá trình dùng thuốc, cần thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc.
Thuốc Sintrom 4mg giá bao nhiêu?
Hiện nay, trên thị trường tại một số quầy thuốc và nhà thuốc bán thuốc Sintrom 4mg với giá niêm yết. Tuy nhiên, tại các cơ sở bán thuốc khác nhau sẽ có sự chênh lệch về chính sách và giá cả.
Nếu bạn mua thuốc Sintrom 4mg với giá rẻ hơn nhiều so với giá niêm yết thì bạn nên thận trọng kiểm tra lại hàng hoá.
Mua Sintrom ở đâu uy tín?
Bạn đọc có thể mua tại các nhà thuốc được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn theo yêu cầu Bộ y tế. Hoặc có thể mua hàng online trên các nhà thuốc online uy tín.
Các thắc mắc hay gặp của người bệnh
Uống thuốc chống đông máu Sintrom cần kiêng những gì?
Thuốc Sintrom hoạt động theo cơ chế kháng vitamin K. Vì vậy, khi dùng thuốc Sintrom bệnh nhân nên dung nạp vitamin K ở mức độ vừa phải (nữ giới là 90mcg, nam giới là 120 mcg).
Một số loại thực phẩm bạn nên hạn chế sử dụng như:
- Quả bơ: bơ chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất nên rất có lợi cho tim mạch, huyết áp, da, mắt, xương khớp. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin K có trong bơ rất cao nên sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu Sintrom.
- Việt quất: việt quất có tác dụng tăng cường hoạt động của tim mạch, não bộ, da, hệ tiêu hóa. Nhưng việt quất lại rất giàu vitamin K nên có thể làm tăng nguy cơ đông máu. Ngoài ra, việt quất còn có thể thúc đẩy hình thành phản ứng dị ứng như đau bụng, khó thở, phát ban, ngất xỉu,…khi ăn quá nhiều trong thời gian điều trị thuốc.
- Bí ngô: bệnh nhân nên kiêng ăn bí ngô vì bí ngô chứa nhiều vitamin K sẽ làm phản tác dụng của thuốc chống đông.
- Đậu nành: đậu nành là một nguyên liệu phổ biến giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương, giảm nguy cơ ung thư và xuất hiện triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ trong độ tuổi trung niên. Mặc dù vậy, người bệnh nên hạn chế uống sữa hoặc ăn các thực phẩm được chế biến từ đậu nành vì hàm lượng vitamin K trong đậu nành khá cao.
- Các loại Rau lá, củ quả màu xanh chưa nhiều vitamin K: súp lơ xanh, măng tây, cải lá xoăn, rau bó xôi,
Thuốc chống đông máu Sintrom có dùng cho người mắc bệnh tim mạch được không?
Thuốc chống đông máu Sintrom được dùng cho người mắc bệnh tim mạch nhằm điều trị dự phòng tắc mạch ở người bệnh rung nhĩ, mắc bệnh van tim như hẹp van hai lá, người thay van tim nhân tạo
So sánh giữa Sintrom và Warfarin
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc chống đông Warfarin có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với Sintrom như:
- Warfarin được cho rằng kiểm soát đông máu tốt hơn Acenocoumarol – dược chất có trong Sintrom.
- Người dùng Warfarin có chỉ số INR ổn định hơn.
- Liều điều chỉnh của thuốc Warfarin ít hơn so với Sintrom.
- Tuy nhiên, trên lâm sàng Sintrom có tác dụng nhanh hơn so với Wafarin.
Sintrom có dùng được cho bà bầu không?
Thuốc chống đông Sintrom chống chỉ định cho bà bầu. Thành phần dược lý trong thuốc có thể gây chảy máy, sảy thai hoặc lưu thai. Nếu cần phải sử dụng thuốc chống đông thì mẹ bầu có thể dùng heparin theo sự chỉ định và giám sát của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ cũng như em bé.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.