Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Poltrapa tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://bimufa.com/ xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Poltrapa là thuốc gì? Thuốc Poltrapa có tác dụng gì? Thuốc Poltrapa giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần
Hoạt chất trong 1 viên nén bao phim:
Paracetamol (acetaminophen)…………….325mg
Tramadol hydroclorid…………………………37.5mg
Tá dược vừa đủ.
Thuốc Poltrapa giá bao nhiêu?
Giá thuốc 800,000VNĐ/1 hộp 10 vỉ x 10 viên/vỉ.
Lưu ý: Giá chỉ mang tính chất tham khảo, có thể khác nhau giữa các nhà thuốc.
Tác dụng
Paracetamol có tác dụng hạ sốt, giảm đau nhưng không kháng viêm. Theo Aronoff và các cộng sự (2009), paracetamol ức chế phản ứng peroxidase, tuy nhiên tác dụng ức chế bị vượt qua khi nồng độ Lipid Hydroperoxides (HETEs) quá cao được sản xuất bởi bạch cầu và tiểu cầu đã được hoạt hóa, điều này ngăn chặn paracetamol làm giảm phản ứng viêm. Nhưng nhờ nồng độ HETEs tương đối thấp trong các tế bào nội mô mạch máu và tế bào thần kinh, paracetamol có thể gây ra tác dụng hạ sốt và giảm đau bằng cách ngăn chặn sự sản xuất của các prostaglandin (PGs) ở những vị trí này.
Tramadol là một thuốc giảm đau thuộc nhóm Opioids (morphin cũng thuộc nhóm này). Thuốc có hai cơ chế giảm đau: Thứ nhất là nó liên kết với các thụ thể opioid (cơ chế chung của opioids), thứ hai là nó ức chế sự tái thu hồi serotonin và norepinephrin (noradrenalin). Trong cơ thể nó được chuyển thành O-desmethyltramadol, là một opioid có tác dụng mạnh hơn.
Trên động vật thí nghiệm, phối hợp paracetamol với tramadol cho thấy tác dụng hiệp đồng.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Poltrapa có công dụng giảm các triệu chứng đau từ trung bình đến nặng, hạ sốt.
Thuốc Poltrapa được chỉ định trong các trường hợp: đau răng, đau họng, đau đầu, đau khớp, đau cơ…
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Dạng dùng là viên nén bao phim.
Liều dùng
Người lớn và trẻ > 12 tuổi: Uống 2 viên mỗi 4-6 giờ, không quá 8 viên/ngày.
Thời gian điều trị: 5 ngày hoặc ít hơn.
Hạn chế sử dụng do nguy cơ nghiện, lạm dụng opioid, ngay cả ở liều khuyến cáo. Chỉ nên sử dụng ở những bệnh nhân mà lựa chọn thay thế (giảm đau không opioid) không dung nạp được hoặc không được cung cấp đầy đủ.
Chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận:
Nếu CrCl < 30ml/ph thì dùng không quá 2 viên mỗi 12 giờ.
Bệnh nhân suy gan không nên dùng thuốc.
Tác dụng phụ
Thường gặp (1-10%): lo lắng, chán ăn, đau bụng, khô miệng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn, suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, nhầm lẫn, hưng phấn, buồn ngủ, phát ban, đổ mồ hôi.
Ít gặp (< 1%): chức năng gan bất thường, suy nghĩ bất thường, tầm nhìn bất thường, nặng thêm tăng huyết áp, đau nửa đầu, thiểu niệu, albumin niệu, bí tiểu, mất trí nhớ, thiếu máu, loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, đau ngực, đánh trống ngực, mất điều hòa, dị cảm, co giật, tri giác sai thực tại, trầm cảm, lạm dụng thuốc, khó nuốt, rối loạn cảm xúc, huyết áp thấp, ngất do tụt huyết áp, co thắt cơ bắp không chủ ý, bất lực, đại tiện ra máu đen, rối loạn tiểu tiện, ác mộng, rùng mình, choáng váng, ù tai, phù lưỡi, sút cân, hội chứng cai.
Không xác định được tỉ lệ: Phản ứng dị ứng (mày đay, sốc phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson/TENS), rối loạn chức năng nhận thức, khó tập trung, xuất huyết tiêu hóa.
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp bất kì tác dụng không mong muốn nào.
Chống chỉ định
Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Giảm đau sau phẫu thuật hoặc sau sinh.
Ngộ độc cấp tính với rượu, ma túy, thuốc ngủ, thuốc phiện, thuốc giảm đau tác dụng trung tâm hoặc các loại thuốc hướng thần khác.
Trẻ < 12 tuổi.
Xử trí sau cắt amidan ở trẻ < 18 tuổi.
Suy hô hấp đáng kể.
Nghi ngờ tắc nghẽn đường tiêu hóa (bao gồm cả liệt ruột).
Sử dụng đồng thời với các IMAOs (thuốc ức chế các monoamin oxydase sinh học) hoặc sử dụng IMAOs trong 14 ngày qua.
Chú ý – Thận trọng
Thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú.
Giảm liều dần dần, không dừng thuốc đột ngột.
Không dùng chung với các sản phẩm có chứa tramadol hoặc paracetamol khác.
Sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất phù hợp với mục tiêu điều trị của từng bệnh nhân.
Khi bắt đầu chế độ dùng thuốc cho từng bệnh nhân, tính đến mức độ nghiêm trọng của bệnh, đáp ứng của bệnh nhân, kinh nghiệm điều trị giảm đau trước đó và các yếu tố nguy cơ gây nghiện, lạm dụng opioid.
Theo dõi chặt chẽ chức năng hô hấp ở bệnh nhân trầm cảm, đặc biệt là sau 24-72 giờ đầu tiên điều trị, sau khi tăng liều và điều chỉnh liều cho phù hợp.
Liều paracetamol vượt quá 4g/ngày có thể gây nhiễm độc gan.
Thận trọng với viêm gan, suy gan, thiếu máu cơ tim, phù phổi, giãn mạch.
Nguy cơ nghiện và lạm dụng opioid, có thể dẫn đến quá liều và tử vong.
Có thể xảy ra suy hô hấp nghiêm trọng, đe dọa tính mạng hoặc tử vong. Theo dõi chặt chẽ ở những bệnh nhân COPD và bệnh nhân cao tuổi.
Theo dõi tình trạng an thần và ức chế hô hấp ở bệnh nhân có tăng áp lực nội sọ, u não, chấn thương đầu, suy giảm ý thức. Tránh dùng ở bệnh nhân suy giảm ý thức hoặc hôn mê.
Có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng, ngất ở bệnh nhân cấp cứu. Tránh dùng ở bệnh nhân sốc tuần hoàn.
Suy thượng thận có thể xảy ra.
Sử dụng kéo dài trong thai kì có thể dẫn đến hội chứng cai opioid ở trẻ sơ sinh.
Các trường hợp kéo dài QT, xoắn đỉnh đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng tramadol; trong nhiều trường hợp là bệnh nhân đang dùng thuốc có nguy cơ gây kéo dài QT, hoặc bệnh nhân có yếu tố nguy cơ gây kéo dài QT (như tăng kali máu), hoặc bệnh nhân dùng quá liều.
Ngưng sử dụng khi xuất hiện phát ban da lần đầu do nguy cơ về những phản ứng dị ứng da nghiêm trọng (hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc…).
Đông kinh đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng tramadol trong phạm vi liều cho phép. Các báo cáo hậu mãi cho thấy nguy cơ co giật tăng lên khi dùng tramadol trong liều được đề xuất.
Thuốc gây có thắt cơ vòng Oddi, có thể gây tăng amylase huyết thanh. Theo dõi ở bệnh nhân mắc bệnh đường mật, bao gồm cả viêm tụy cấp.
Sử dụng đồng thời hoặc ngừng sử dụng cùng thuốc cảm ứng hoặc ức chế CYP450 3A4, 2D6 với tramadol rất phức tạp, đòi hỏi cần xem xét cẩn thận và kĩ lưỡng tác dụng của các thuốc này với tramadol và chất chuyển hóa hoạt động M1.
Sử dụng đồng thời với benzodiazepin hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác, bao gồm cả rượu gây an thần sâu sắc, ức chế hôn mê và tử vong.
Tránh sử dụng cho thanh thiếu niên 12-18 tuổi, những người có yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng độ nhạy cảm với tác dụng ức chế hô hấp của tramadol, trừ khi lợi ích vượt trội so với rủi ro. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: giảm thông khí, sau phẫu thuật, béo phì, bệnh phổi nặng, bệnh thần kinh cơ và sử dụng đồng thời các thuốc gây ức chế hô hấp khác.
Thuốc có thể làm giảm khả năng tinh thần và thể chất cần thiết để thực hiện các hoạt động nguy hiểm tiềm tàng như lái xe và vận hành máy móc.
Từ tháng 1/2011, FDA đã quy định hàm lượng của paracetamol trong các thuốc kê đơn không vượt quá 325mg/1 đơn vị liều.
Nếu bắt buộc phải sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Các benzodiazepin, thuốc ức chế thần kinh trung ương, rượu: an thần sâu sắc, ức chế hôn mê và tử vong.
IMAOs, SSRIs, TCAs: tăng nguy cơ co giật, hội chứng serotonin.
Thuốc kháng vitamin K (chống đông máu): làm tăng nguy cơ chảy máu ở một số bệnh nhân.
Quinidin, thuốc ức chế CYP2D6: tăng hàm lượng tramadol trong huyết tương.
Thuốc gây cảm ứng CYP450 3A4: giảm hàm lượng tramadol trong huyết tương, giảm hiệu quả thuốc, dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng cai nghiện opioid.
Thông báo cho bác sĩ tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Nếu quá liều, ngưng dùng thuốc và đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Quá liều tramadol: suy hô hấp, hôn mê, co giật, ngừng tim và tử vong.
Quá liều paracetamol: hoại tử tế bào gan, gây viêm gan cấp hoặc tối cấp; các triệu chứng sớm có thể là buồn nôn, nôn, chán ăn, nhợt nhạt, toát mồ hôi.
Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Dược sĩ Đỗ Ánh –
Sản phẩm hiệu quả và tôi hoàn toàn tin tưởng