Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Lorabay tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://bimufa.com/ xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Lorabay là thuốc gì? Thuốc Lorabay có tác dụng gì? Thuốc Lorabay giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần
Hoạt chất chính trong 1 viên nén:
Loratadin……………………………10mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Thuốc Lorabay giá bao nhiêu? Mua ở đâu
Thuốc Lorabay do công ty Windlas Biotech Limited sản xuất hiện có giá thuốc 45,000VNĐ/1 hộp 10 vỉ x 10 viên/vỉ bán tại Bimufa, chúng tôi tư vẫn miễn phí và ship hàng cho những bạn đặt hàng ở các nơi trên toàn quốc.
Tác dụng
Loratadin là thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2. Các thuốc kháng histamin H1 có tác dụng chung là cạnh tranh với histamin trong việc gắn với thụ thể H1 trên màng tế bào. Histamin là một chất trung gian hóa học đóng vai trò quan trọng trong sinh lý quá trình dị ứng, các thuốc này làm giảm tác dụng của histamin, từ đó làm giảm các phản ứng dị ứng.
Nhóm này có ba thế hệ, trong đó thế hệ 1 tác dụng ngắn, tác dụng phụ nổi bật là an thần, gây buồn ngủ; thế hệ 2 tác dụng kéo dài hơn và không gây buồn ngủ, nhưng lại có tác dụng phụ nổi bật là có thể gây biến chứng trên tim mạch; thế hệ 3 là thế hệ mới nhất khắc phục được tác dụng phụ trên của thế hệ 1 và thế hệ 2.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Lorabay có công dụng làm giảm các phản ứng dị ứng.
Thuốc Lorabay được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp: Viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm kết mạc dị ứng…
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: Dạng dùng là viên nén, thuốc được dùng đường uống.
Liều dùng
Người lớn và trẻ ≥ 12 tuổi hoặc trẻ 6-12 tuổi ≥ 30kg: Uống 1 viên/ngày.
Trẻ 6-12 tuổi ≤ 30kg: Uống ½ viên/ngày.
Chú ý: Bệnh nhân suy gan, suy thận có thể cần chỉnh liều.
Tác dụng phụ
>10%: đau đầu (12%).
1-10%: ngủ gà (8%), buồn ngủ (8%), bồn chồn (4%), mệt mỏi (3-4%), khô miệng (3%), tăng kali huyết (3%), viêm kết mạc (2%), chứng khó phát âm (2%), khó chịu (2%), nhiễm trùng hô hấp trên (2%), đau bụng (2%).
Không xác định được tỉ lệ:
Thần kinh thực vật: nước bọt, nước mắt thay đổi, giảm cảm giác, khát nước, tăng tiết mồ hôi…
Thần kinh trung ương: chóng mặt, đau nửa đầu, xuất huyết…
Tim mạch: hạ huyết áp, đánh trống ngực, nhịp nhanh trên thất…
Tiêu hóa: thay đổi vị giác, chán ăn, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, tăng sự thèm ăn, buồn nôn, nôn…
Cơ xương khớp: đau khớp, đau cơ.
Sinh sản: Đau vú, đau bụng kinh, rong kinh, viêm âm đạo.
Tâm thần: kích động, mất trí nhớ, lo lắng, giảm ham muốn, giảm tập trung, trầm cảm…
Hô hấp: ho, khó thở, viêm phế quản, co thắt phế quản, viêm thanh quản, viêm xoang…
Da: viêm da, da khô, nhạy cảm ánh sáng, ngứa, xuất huyết, mày đay…
Tiết niệu: đổi màu nước tiểu, tiểu không tự chủ, bí tiểu…
Khác: phù mạch, suy nhược, tăng cân, nhìn mờ, ù tai, sốt…
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp bất kì tác dụng không mong muốn nào.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Chú ý – Thận trọng
Thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ dưới 6 tuổi.
Thận trọng với bệnh nhân suy gan, thận.
Thận trọng với bệnh nhân cao tuổi có nguy cơ mắc các bệnh đi kèm liên quan đến tác dụng kháng cholinergic .
Sử dụng cùng ethanol (bia, rượu) hoặc các thuốc an thần khác sẽ làm tăng tác dụng an thần của loratadin.
Nếu bắt buộc phải sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Ethanol (bia, rượu) hoặc các thuốc an thần khác: tăng tác dụng an thần của loratadin.
Cimetidin, quinidin, erythromycin, một số kháng nấm nhóm azol…: làm tăng nồng độ loratadin trong máu.
Thông báo cho bác sĩ tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Nếu quá liều, ngưng dùng thuốc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Dược sĩ Đỗ Ánh –
Sản phẩm chất lượng