Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Cardivasor tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://bimufa.com/ xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Cardivasor là thuốc gì? Thuốc Cardivasor có tác dụng gì? Thuốc Cardivasor giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần
Hoạt chất chính trong 1 viên nén:
Amlodipin (dưới dạng Amlodipin besilat)………………………………5,0 mg.
Tá dược: tá dược vừa đủ 1 viên.
Thuốc Cardivasor giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Cardivasor do Công ty cổ phần SPM – VIỆT NAM sản xuất hiện đang có giá trên thị trường là 35.000 VNĐ/ Hộp 3 vỉ x 10 viên. Bạn có thể mua ở Bimufa, chúng tôi luôn hỗ trợ tư vấn miễn phí và giao hàng ở tất cả các địa điểm trên toàn quốc.
Tác dụng
Thuốc Cardivasor có hoạt chất chính là Amlodipin – là thuốc chẹn kênh calci thuộc thế hệ 2 nhóm Dihydropyridin.
Cơ chế hạ huyết áp: Amlodipine là một thuốc giãn mạch máu ngoại vi tác động trực tiếp lên cơ trơn mạch máu để dẫn đến giảm sức cản mạch máu ngoại vi, làm giảm huyết áp. Amlodipine có tác dụng ức chế dòng ion calxi vào cả cơ trơn mạch máu và cơ tim. Sự co bóp của cơ tim và cơ trơn mạch máu phụ thuộc vào sự di chuyển của các ion calxi ngoại bào vào các tế bào này bằng các kênh ion cụ thể. Amlodipine chặn dòng ion calxi trên màng tế bào với sự chọn lọc trên các tế bào cơ trơn mạch máu hơn so với các tế bào cơ tim. Tác động trực tiếp của amlodipine trên cơ trơn mạch máu dẫn đến giảm huyết áp.
Cơ chế tác dụng trong đau thắt ngực: Cơ chế chính xác mà amlodipine làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn, có thể do Amlodipine có tác dụng giãn các tiểu động mạch ngoại vi, làm giảm tổng sức cản ngoại vi. Vì nhịp tim vẫn ổn định khi sử dụng Amlodipine, nên sự giảm hoạt động của tim làm giảm cả nhu cầu sử dụng năng lượng và oxy của cơ tim.
Sự giãn nở của các động mạch vành chính và các tiểu động mạch vành, cả ở vùng khỏe mạnh và thiếu máu cục bộ, là một cơ chế khác của amlodipine có thể làm giảm huyết áp. Sự giãn nở làm tăng cung cấp oxy cơ tim ở những bệnh nhân bị co thắt động mạch vành (đau thắt ngực Prinzmetal hoặc biến thể) và làm giảm co thắt mạch vành do hút thuốc.
Công dụng – Chỉ định
Tăng huyết áp (có thể phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc chẹn beta giao cảm, ACEI).
Thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực ổn định, đau thắt ngực Prinzmetal.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: Thuốc được dùng đường uống
Liều dùng:
Liều uống hạ huyết áp ban đầu thông thường là 5mg (1 viên) /ngày x 1 lần và liều tối đa là 10mg (2 viên) /ngày x 1 lần.
Bệnh nhân nhỏ, yếu hoặc người già hoặc bệnh nhân suy gan có thể được bắt đầu dùng 2,5 mg /ngày và liều này có thể được sử dụng khi thêm Cardivasor vào liệu pháp chống tăng huyết áp khác.
Điều chỉnh liều theo mục tiêu huyết áp.
Chống chỉ định
Với bệnh nhân nhạy cảm với dẫn xuất Dihydropyridin, Amlodipin và bất cứ thành phần nào của thuốc kể cả tá dược.
Giảm huyết áp nặng.
Sốc (bao gồm sốc tim).
Tắc nghẽn dòng chảy máu thất trái (ví dụ: hẹp động mạch chủ).
Suy tim không ổn định sau nhồi máu cơ tim.
Tác dụng phụ
Thường gặp: Mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, nhức đầu, phù, đau bụng, cơn bừng đỏ, hồi hộp, choáng váng.
Ít gặp hơn: thay đổi hoạt động tiêu hóa, đau khớp, suy nhược, khó thở, khó tiêu, tăng sản lợi, chứng to vú đàn ông, bất lực, tiểu tiện nhiều lần, thay đổi tính khí, đau cơ, ngứa, nổi mẩn, loạn thị giác, hiếm gặp hồng ban đa dạng, rối loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, nhịp tim nhanh, thiếu máu cục bộ ngoại biên, viêm mạch máu, vàng da, tăng men gan.
Chú ý – Thận trọng
Bệnh nhân suy tim: Thuốc chẹn kênh Calci, bao gồm Amlodipin, phải được dùng thận trong ở bệnh nhân suy tim sung huyết, vì chúng có thể tăng nguy cơ bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong.
Bệnh nhân suy gan: Thời gian bán thải của Amlodipin bị kéo dài và giá tri AUC cao hơn ở các bệnh nhân chức năng gan suy giảm; liều khuyên dùng chưa được thiết lập. Vì thế Amlodipin phải bắt dầu ở liều thấp hơn mức dưới của khoảng liều dùng và cẩn trọng khi sử dụng, ở cả liều điều trị ban đầu và khi tăng liều. Chuẩn liều từ từ và giám sát cẩn thận ở bệnh nhân suy gan nặng.
Bệnh nhân lớn tuổi: Cẩn thận khi tăng liều.
Bệnh nhân suy thận: Amlodipin có thể sử dụng ở liều bình thường. Sự thay đổi nồng độ huyết tương của Amlodipin không liên quan đến mức độ suy thận.
Chú ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Các thuốc ức chế enzyme CYP3A4: Dùng đồng thời Amlodipin với thuốc ức chế mạnh và trung bình CYP3A4 (thuốc ức chế Protease, thuốc kháng nấm gốc azole, Macrolides như Erythromycin hoặc Clarithromycin, Verapamil hoặc Diltiazem) có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể tác hại Amlodipin. Cần giám sát lâm sàng và điều chỉnh liều.
Các thuốc hoạt hóa enzym CYP3A4: Sử dụng đồng thời với các thuốc hoạt hóa CYP3A4 (Rifampicin, Hypericum perforatum) có thể dẫn đến giảm nồng độ huyết tương của Amlodipin. Amlodipin phải dược dùng thận trọng với các thuốc hoat hóa CYP3A4.
Dùng Amlodipin cùng với bưởi hoặc nước bưởi không được khuyến cáo do sinh khả dụng tăng ở một số bệnh nhân dẫn đến tác dụng hạ huyết áp được gia tăng.
Dantrolene (dùng tiêm): nghiên cứu ở động vât, lọan nhip trầm trọng và sự thiếu máu đột ngột đã được ghi nhận cùng với tăng nông độ kali trong máu sau khi dùng Verapamil và tiêm tĩnh mạch Dantrolen. Do nguy cơ tăng nồng độ kali trong máu, khuyến nghị việc dùng đồng thời thuốc chẹn kênh Calci như Amlodipin phải được tránh ở các bệnh nhân tăng thân nhiệt ác tính do căng cơ và trong việc kiểm soát tăng thân nhiệt ác tính do căng cơ.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Quá liều: Quá liều có thể gây giãn mạch ngoại biên quá mức với hạ huyết áp rõ rệt và có thể là nhịp tim nhanh phản xạ. Sự hấp thu thuốc chậm nên có thể rửa dạ dày trong một vài trường hợp.
Nếu quá liều lớn xảy ra, cần đưa ngay đến bệnh viện, bắt đầu theo dõi tim và hô hấp tích cực, đo huyết áp thường xuyên. Nếu hạ huyết áp xảy ra, hỗ trợ hoạt động tim mạch bao gồm nâng cao tứ chi, theo dõi huyết áp, lượng nước tiểu. Nếu hạ huyết áp vẫn không đáp ứng với các biện pháp này, xem xét sử dụng thuốc vận mạch (như phenylephrine) chú ý đến thể tích tuần hoàn và lượng nước tiểu. Vì Amlodopin liên kết với protein cao, chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc không mang lại tác dụng.
Quên liều: Nếu bạn quên một liều hãy uống ngay sau khi nhớ ra. Nếu đã gần liều tiếp theo hãy bỏ qua liều đã quên. Không nên quên hai liều liên tiếp và tuyệt đối không dùng gấp đôi liều để bù lại lượng đã quên.
Dược sĩ Đỗ Ánh –
Sản phẩm rất hiệu quả và tôi hoàn toàn tin tưởng vào sản phẩm