Dị ứng là một vấn đề mà ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống hằng ngày, từ những triệu chứng đơn giản như hắt hơi, sổ mũi, ngứa đến những triệu chứng nghiêm trọng hơn nổi mẩn, nóng đỏ mắt. Bài viết dưới đây, nhà thuốc Bimufa muốn giới thiệu về Bilodin, một sản phẩm thuốc có thể giúp bạn giải quyết những tình trạng trên.
Thuốc Bilodin là gì?
Bilodin thuộc nhóm thuốc không kê đơn (thuốc OTC), là thuốc có tác dụng chống dị ứng, dùng trong các trường hợp quá mẫn.
Thành phần chính của thuốc là Loratadin hàm lượng 10mg.
Thuốc do công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar 1 sản xuất và được lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VD-20669-14.
Bilodin bào chế dưới dạng viên nén, đóng hộp 10 vỉ hoặc 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Hạn sử dụng của thuốc là 2 năm tính từ ngày sản xuất.
Công dụng của thuốc Bilodin
Công dụng chính của thuốc Bilodin là khả năng chống dị ứng thông qua cơ chế kháng histamin tricyclique từ đó kéo dài hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại biên.
Chỉ định của thuốc Bilodin
Bilodin được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng dẫn đến hắt hơi, sổ mũi.
- Bệnh nhân có triệu chứng ngứa, nổi mày đay liên quan đến histamin.
- Tình trạng viêm kết mạc dị ứng cũng chống chỉ định với thuốc này.
Thuốc Bilodin là chỉ định đầu tay trong điều trị viêm mũi dị ứng mày đay dị ứng. Các triệu chứng ở mắt và mũi sẽ giảm nhanh chóng khi uống thuốc Bilodin.
Thành phần thuốc Bilodin có tác dụng gì?
Như đã nói ở trên, thành phần chính của thuốc Bilodin là Loratadin. Loratadin kéo dài khả năng đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên nhớ việc kháng histamin 3 vòng. Thuốc không có tác dụng làm dịu thần kinh nên không được sử dụng cho mục đích an thần. Tác dụng này ngược với thuốc kháng histamin thế hệ một gây tác dụng phụ an thần.
Loratadin giúp làm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm mũi, viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Ngoài ra, Loratadin còn có tác dụng giảm các triệu chứng ngứa và nổi mày đay do histamin gây ra. Tuy nhiên đối với trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ, thuốc lại không có tác dụng. Trong trường hợp này, thay vì dùng Loratadin, các thuốc được điều trị chủ yếu là Adrenalin và Corticosteroid.
Ngoài thành phần chính Loratadin kể trên, thuốc Bilodin còn được bào chế từ nhiều tá dược có thể kể đến như: Lactose monohydrate, tinh bột bắp, PVP, Magnesi stearat, Aerosil.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
- Uống viên nén Bilodin với một lượng nước vừa đủ. Đối với người lớn nên tránh nhai viên, nghiền viên, bẻ viên khi uống. Bệnh nhân nên uống nguyên viên để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Liều dùng:
- Thuốc Bilodin dùng được cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Còn đối với trẻ dưới 2 tuổi, tính an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được khẳng định. Vì thế trẻ em dưới 2 tuổi khuyến cáo không nên sử dụng thuốc này.
- Đối với đối tượng là người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên, liều lượng khuyến cáo của thuốc là 1 viên cho 1 lần trong 1 ngày.
- Đối với trẻ từ 2 đến 1 tuổi:
Trẻ có cân nặng từ 30kg đổ lên dùng liều giống như đối với người lớn, 1 viên cho 1 lần trong 1 ngày.
Trẻ cân nặng nhỏ hơn 30kg uống liều ½ viên cho 1 lần trong 1 ngày.
- Đối với bệnh nhân suy gan, suy thận có độ thanh thải nhỏ hơn 30ml/phút liều được điều chỉnh lại là 1 viên cho mỗi lần và 2 ngày 1 lần
Thận trọng khi sử dụng
Do Bilodin được chuyển hóa bước 1 qua gan nên cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc đối với các bệnh nhân có chức năng gan suy yếu.
Ngoài ra, cũng cần chú ý đến vấn đề sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy thận do lượng thuốc thải trừ qua thận ở dạng còn hoạt tính lên đến lên đến 40%.
Khi dùng thuốc Bilodin có nguy cơ gây khô miệng và sâu răng, nhất là với đối tượng người cao tuổi. Để giải quyết vấn đề này, bệnh nhân cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi dùng thuốc.
Thuốc Bilodin không gây ảnh hưởng lên khả năng vận hành máy móc và lái xe của bệnh nhân.
Chống chỉ định
Bilodin chống chỉ định với những bệnh nhân có bất kỳ phản ứng quá mẫn nào với một trong các thành phần của thuốc.
Ngoài ra, trẻ em dưới 2 tuổi cũng không nên sử dụng thuốc này do tính an toàn và hiệu quả chưa được chứng minh.
Tác dụng phụ của thuốc Bilodin
Đối với liều hàng ngày 10mg, Bilodin không gây ra tác dụng buồn ngủ.
Nếu bệnh nhân sử dụng Bilodin với liều lượng quá 10mg một ngày có thể xảy ra những tác dụng không mong muốn sau:
- Tác dụng phụ thường gặp nhất là bệnh nhân có tình trạng đau đầu, khô miệng, buồn ngủ. Xuất hiện các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, viêm dạ dày. Các triệu chứng dị ứng như phát ban cũng thường hay xuất hiện.
- Một số tác dụng phụ khác ít gặp hơn bao gồm chóng mặt, mũi khô, có thể viêm kết mạc.
- Rất ít bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm, nhịp tim nhanh, loạn nhịp, đánh trống ngực hay buồn nôn. Ngoài ra, một số triệu chứng như xuất hiện dấu hiệu bất thường của chức năng gan, kinh nguyệt không đều, nổi mày đay, ngoại ban và choáng phản vệ cũng hiếm gặp.
- Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, tỷ lệ xuất hiện nhức đầu, an thần, lo lắng khi dùng thuốc cho trẻ em là hiếm thấy.
Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn của thuốc, bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Cách xử lý quá liều – quên liều
Quá liều
- Đối với trường hợp uống quá liều, ở người lớn khi uống khoảng 40 – 180mg Bilodin sẽ xuất hiện các triệu chứng như buồn ngủ, nhịp tim tăng nhanh và nhức đầu.
- Còn ở trẻ em, khi uống quá 10mg, trẻ sẽ có biểu hiện của hội chứng ngoại tháp và đánh trống ngực.
- Khi xuất hiện 1 trong các dấu hiệu trên, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở cấp cứu gần nhất để được hỗ trợ và xử trí kịp thời.
Quên liều
- Khi quên liều, bệnh nhân có thể uống liều bù nếu thời điểm uống còn xa so với thời điểm dùng thuốc tiếp theo. Nếu gần, bệnh nhân bỏ qua liều đã quên và uống thuốc giống như liệu trình ban đầu của bác sĩ.
Ảnh hưởng của thuốc Bilodin đến phụ nữ có thai
Hiện nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ và chính xác về việc sử dụng thuốc Bilodin cho phụ nữ có thai. Vì thế, trong thời kỳ mang thai, bệnh nhân chỉ nên sử dụng Bilodin khi thực sự cần thiết với liều thấp nhất và thời gian điều trị ngắn nhất.
Cả Loratadin và chất chuyển hóa descarboethoxyloratadin đều có trong sữa mẹ. Đối với phụ nữ đang cho con bú, để đảm bảo an toàn cho trẻ bú mẹ, tương tự như phụ nữ có thai, bệnh nhân cũng chỉ nên sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết với mức liều thấp và thời gian dùng ngắn nhất.
Tương tác thuốc
Khi sử dụng đồng thời Loratadin và Cimetidin, Cimetidin ức chế sự chuyển hóa của Loratadin làm nồng độ Loratadin tăng đáng kể trong máu, khoảng 60%. Thật may mắn tương tác này không biểu hiện ra thành các triệu chứng lâm sàng.
Tương tự như Cimetidin, Ketoconazol cũng làm tăng nồng độ Loratadin lên gấp 3 lần khi sử dụng chung. Cơ chế được giải thích ở đây là do Ketoconazol ức chế CYP3A4. Vì Loratadin có chỉ số điều trị rộng nên không có biểu hiện lâm sàng của tương tác này.
Ngoài ra, Erythromycin khi dùng cùng Loratadin cũng khiến nồng độ Loratadin trong máu tăng. Diện tích dưới đường cong của nồng độ theo thời gian (AUC) của Loratadin tăng 40%, của descarboethoxyloratadin tăng 46% so với liều dùng đơn độc. Người ta nhận thấy không có sự thay đổi khoảng QTc trên điện tâm đồ. Về mặt lâm sàng, tính an toàn của Loratadin không thay đổi. Tác dụng an thần và tình trạng ngất cũng không được thông báo khi sử dụng đồng thời hai thuốc trên.
Dược động học
- Hấp thu: Sau khi uống, Bilodin nhanh chóng được hấp thu vào cơ thể. Sau khi uống khoảng 1 đến 4 giờ, nồng độ của thuốc bắt đầu đạt ngưỡng có tác dụng dược lý. Sau khoảng 8 đến 12 giờ thì đạt đỉnh và kéo dài trong khoảng 24 giờ tiếp theo. Sau ngày thứ năm dùng thuốc, nồng độ loratadin và descarboethoxyloratadin đạt trạng thái ổn định ở phần lớn người bệnh.
- Phân bố: Tỷ lệ liên kết của thuốc Bilodin với huyết tương là 97%. Sau khi được hấp thu vào cơ thể, thuốc phân bố ở hầu hết các dịch với thể tích phân bố từ 80 đến 120L/kg.
- Chuyển hóa: Thuốc chuyển hóa qua gan lần đầu nhờ hệ enzym microsom cytochrom P450 thành descarboethyloratadin có tác dụng dược lý.
- Thải trừ: Thuốc thải trừ chủ yếu qua cả phân và nước tiểu, khoảng 80% tổng liều, ở dạng chất chuyển hóa trong 10 giờ.
Thuốc Bilodin giá bao nhiêu?
Giá bán của thuốc Bilodin hiện nay dao động trong 420 đồng/viên, quy đổi ra là khoảng 42000 đồng với hộp 10 vỉ và 21000 đồng với hộp 5 vỉ. Giá của Bilodin được đánh giá là khá rẻ, phù hợp với túi tiền của khách hàng. Giá bán trên chỉ để tham khảo. Giá sẽ thay đổi tùy vào từng cơ sở kinh doanh thuốc nhưng chênh lệch nhau sẽ không đáng kể.
Mua thuốc Bilodin ở đâu tại Hà Nội và TpHCM
Hiện nay, thuốc Bilodin đã được bày bán rộng rãi trên thị trường. Người dùng có thể tìm mua tại bất kỳ nhà thuốc tư, nhà thuốc bệnh viện nào trên toàn quốc.
Dưới đây là một số nhà thuốc ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà bạn có thể tham khảo:
- Nhà thuốc Nhà thuốc Lưu Anh ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
- Nhà thuốc Ngọc Anh ở Hoàng Mai, Hà Nội.
- Nhà thuốc Phano Pharmacy với hơn 40 nhà thuốc ở thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đà Nẵng.
- Nhà thuốc Phương Chính có 3 cơ sở ở Hà Nội và 1 cơ sở ở Hồ Chí Minh.
- Nhà thuốc Long Châu và nhà thuốc Pharmacity với hệ thống nhà thuốc có mặt ở cả 3 miền Bắc Trung Nam.
- Nhà thuốc tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện 108, bệnh viện Chợ rẫy, bệnh viện 175,….
Để tìm hiểu chi tiết về địa chỉ các nhà thuốc trên, bạn hoàn toàn có thể tra cứu trên mạng và lựa chọn được nhà thuốc gần nhất.
Ngoài hình thức mua trực tiếp, bạn có thể tìm mua thuốc online thông qua các trang web nhà thuốc uy tín, các trang thương mại điện tử. Bạn sẽ được giao thuốc đến tận nhà và giá cả lại phải chăng hơn. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng địa chỉ mà bạn lựa chọn là uy tín trước khi nhấn nút đặt mua nhé.
Xem thêm một số sản phẩm khác:
Tuấn –
Bilodin chống dị ứng tốt, giảm nhanh hắt hơi, sổ mũi