Thuốc Sorafenat là loại thuốc kê đơn dùng để điều trị các ung thư về gan, thận và tuyến giáp. Vậy Sorafenat là thuốc gì? cách dùng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? có giá bao nhiêu? Và cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng Bimufa tìm hiểu những về thuốc Sorafenat trong bài viết sau đây.
Sorafenat là thuốc gì?
Sorafenat là thuốc thuộc loại chống ung thư – ức chế tyrosine kinase, có tác dụng chính là điều trị ung thư gan, thận và tuyến giáp. Sorafenat là loại thuốc hóa trị liệu bằng cách làm chậm hoặc ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Dạng bào chế: viên nén 200mg.
Quy cách đóng gói: dưới dạng lọ 120 viên.
Nhà sản xuất: công ty Natco Pharma – Hyderabad.
Hiện sản phẩm đã và đang được Bộ Y tế kiểm nghiệm và cho phép lưu hành trên thị trường Việt Nam.
Thành phần của thuốc Sorafenat
Thành phần và hàm lượng mỗi thành phần có trong 1 viên nén Sorafenat:
- Sorafenib có hàm lượng 200mg.
- Các tá dược khác có hàm lượng vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc Sorafenat
Trong thuốc Sorafenat có thành phần chính là Sorafenib và nó có một số tác dụng như:
- Ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Kích thích sản sinh các yếu tố kìm hãm sự phát triển tế bào ung thư.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Sorafenat
Thuốc Sorafenat có tác dụng điều trị ung thư và được chỉ định cho các đối tượng sau:
- Ung thư biểu mô tế bào gan không thể cắt bỏ.
- Ung thư biểu mô tế bào thận.
- Ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa.
Dược động học
Sau đây là các quá trình cơ thể hấp thu và bài trừ thuốc Sorafenat ra ngoài môi trường:
– Hấp thu: Sau khi uống, Sorafenat được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 1 đến 2 giờ, sinh khả dụng là 38 – 39%.
– Phân bố: Có đến 99,5% Racecadotril liên kết với protein trong huyết tương, lượng phân bố trong các mô cơ thể là rất ít, chỉ khoảng 1%.
– Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa qua gan là chủ yếu thông qua quá trình oxy hóa.
– Thải trừ: thuốc Sorafenat được thải trừ chủ yếu qua phân dưới dạng nguyên vẹn, một phần nhỏ qua nước tiểu dưới dạng liên hợp glucuronic. Thời gian bán thải khác nhau tùy thuộc vào từng cá thể, trung bình khoảng 25 – 48 giờ.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Metrex 2,5mg: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Liều dùng – Cách dùng thuốc Sorafenat
Sorafenat là loại thuốc điều trị ung thư vậy nên các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Dưới đây là liều dùng và cách dùng tham khảo của thuốc:
Liều dùng của thuốc Sorafenat
- Liều dùng cho người lớn:
Mỗi lần dùng 400mg ( tương đương 2 viên 200mg), mỗi ngày dùng 2 lần ( tương đương 800mg).
- Liều dùng cho trẻ em: nên tham khảo và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng thuốc Sorafenat hiệu quả
Sử dụng lúc dạ dày trống, ít nhất trước khi ăn 1 đến 2 giờ.
- Nên uống thuốc với nước lọc, không nên dùng với nước ngọt, nước có ga, rượu bia, cà phê, sữa…
- Khi dùng thuốc nên uống nguyên viên, không được nhai, bẻ hoặc nghiền thuốc.
- Uống theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng liều, giảm liều.
Chống chỉ định
Những đối tượng sau được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Sorafenat để tránh các tác dụng không mong muốn:
- Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
- Những người bị tăng calci huyết, tăng calci niệu, sỏi thận.
- Những người bất động lâu ngày kèm theo tăng calci huyết hoặc tăng calci niệu.
- Những người bị ung thư phổi tế bào vảy.
- Không nên sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổI do chưa có nghiên cứu nào về sự an toàn của thuốc trong trường hợp này.
- Không nên sử dụng thuốc Sorafenat cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Hydrea Pháp: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Tác dụng phụ của thuốc Sorafenat
Thuốc Sorafenat là loại thuốc có tác dụng điều trị tốt một số loại ung thư nhưng trong quá trình sử dụng thì thường xảy ra nhiều tác dụng phụ. Dưới đây là một số tác dụng phụ mà các cơ sở y tế đã nhận được:
- Có các dấu hiệu phản ứng dị ứng dị ứng như: phát ban, sưng mặt hoặc cổ họng hoặc các phản ứng da nghiêm trọng như: đau họng, sốt, da bị viêm, khô, bong tróc, phát ban da tím hoặc tím…
- Nhịp tim nhanh, loạn hoặc đập thình thịch, có cảm giác phập phồng trong lồng ngực.
- Khó thở, chóng mặt đột ngột, cảm giác có thể bị ngất xỉu.
- Rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu…
- Hội chứng tay chân hoặc Erythrodysesthesia Palmar-plantar: đau đỏ, sưng, nóng và phồng rộp hoặc loét lòng bàn tay và lòng bàn tay.
- Đau miệng, cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối, không có sức lực. Đau nhức ở các khớp hoặc cơ.
- Tăng huyết áp, dễ bầm tím hoặc hay chảy máu cam, máu nướu răng.
- Ăn không ngon miệng và sút cân.
- Kinh nguyệt ra quá nhiều máu hoặc có hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường.
- Có các dấu hiệu chảy máu trong cơ thể như: nước tiểu màu hồng hoặc màu nâu, phân có máu, vàng da hoặc da hoặc mắt, ho ra máu, nôn ra có máu hoặc có bã như cà phê.
- Vết mổ hoặc vết thương không lành hoặc khó lành.
Tương tác thuốc
Thuốc Sorafenat có thể tương tác với những thuốc sau:
Các thuốc có thể ảnh hưởng đến thuốc Sorafenat, gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và ảnh hưởng đến việc loại bỏ Sorafenat ra khỏi cơ thể như:
- Rifamycins.
- Neomycin.
- Các thuốc dùng để điều trị nhiễm trùng: kháng sinh.
- Các thuốc điều trị co giật: Phenytoin, Carbamazepine, Phenobarbital.
- Wort St. John: một loại thảo dược điều trị trầm cảm.
Hạn chế phối hợp với các loại thuốc sau: Dexamethasone, Warfarin, Phenprocoumon,capecitabine, Docetaxel, Paclitaxel, Doxorubicin, Capecitabine, Docetaxel, Paclitaxel, Irinotecan và Digoxin.
Tương tác thực phẩm: Sorafenat có thể tương tác với rượu, bia, thuốc lá, thức ăn nhiều chất béo. Vậy nên hãy tránh dùng thuốc chung với thức ăn, uống thuốc khi đói hoặc sau ăn 2 giờ.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình sử dụng để thuốc Sorafenat đạt hiệu quả cao nhất cũng như tránh được một số tác dụng phụ nghiêm trọng:
Lưu ý và thận trọng
- Phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi bắt đầu dùng thuốc hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, nếu không rõ và thắc mắc thì phải hỏi các bác sĩ, dược sĩ ngay.
- Trước khi bắt đầu dùng thuốc phải chú ý đến hạn sử dụng, chất lượng của thuốc. Không dùng thuốc khi đã hết hạn sử dụng, có dấu hiệu mốc, chuyển màu, thay đổi hình dạng, bốc mùi khó chịu,…
- Sau 1 thời gian sử dụng nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc gặp các tác dụng phụ thì hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
- Người dùng không được tự ý thay đổi liều dùng của thuốc, không được tự ý ngưng sử dụng hay tăng liều, giảm liều trong quá trình điều trị.
- Nên dùng thuốc vào cùng thời điểm trong ngày để có một lượng thuốc ổn định tồn tại trong máu.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Phụ nữ mang thai: Đây là đối tượng luôn phải thận trọng khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. Tuy chưa có những nghiên cứu việc sử dụng Sorafenat với phụ nữ có thai nhưng để an toàn cho cả bà mẹ và thai nhi thì đối tượng này không nên sử dụng Sorafenat trong thời gian mang thai. .
Phụ nữ đang cho con bú: Hiện chưa có thông tin nào nói Sorafenat có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Nhưng để đảm bảo an toàn cho trẻ thì phụ nữ mang thai không nên sử dụng Sorafenat.
Bảo quản
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc ánh sáng có cường độ cao.
- Để xa tầm nhìn và tầm tay của trẻ em, vật nuôi.
Xử lý khi quá liều, quên liều thuốc Sorafenat
Quá liều
Uống quá nhiều thuốc Sorafenat có thể làm tăng độc tính hay gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm đến cơ thể, đặc biệt là phản ứng da và tiêu chảy. Những trường hợp nghiêm trọng hơn, nếu không được xử lý kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Vậy nên, nếu khi quá liều thuốc Sorafenat phải tham khảo ý kiến xử lý của bác sĩ nếu nghiêm trọng phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Quên liều
Khi quên một liều thuốc Sorafenat, bệnh nhân phải bổ sung liều dùng ngay lập tức nếu cách liều dùng kế tiếp dưới 12 giờ. Trong trường hợp thời gian liều kế tiếp gần đến thì hãy bỏ qua luôn liều đã quên và chỉ sử dụng một liều duy nhất. Tuyệt đối tránh trường hợp sử dụng hai liều với ý định bù liều đã quên.
Thuốc Sorafenat giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường, một hộp Sorafenat 120 viên có giá khoảng 4.000.000 VNĐ. Tuy nhiên đây chỉ là mức giá tham khảo vì những cơ sở kinh doanh khác nhau sẽ có giá khác nhau. Nhưng giá sẽ không chênh lệch nhiều nên các bạn có thể tham khảo mức giá này để mua được sản phẩm hợp lý.
Thuốc Sorafenat mua ở đâu uy tín (chính hãng)?
Thuốc Sorafenat mua ở đâu? – Hiện nay, thuốc Sorafenat được bán rộng rãi trên toàn quốc, vậy nên các bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại tất cả các điểm bán như: nhà thuốc, cơ sở kinh doanh hay các bệnh viện có uy tín. Nhưng nếu các bạn không có thời gian thì việc mua thuốc qua các website, hotline ứng dụng cũng là một cách rất tiện lợi và nhanh chóng.
Ưu điểm và nhược điểm của thuốc Sorafenat
Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của thuốc Sorafenat để người dùng có thể tham khảo và cân nhắc xem sản phẩm có phù hợp với nhu cầu của mình hay không:
Ưu điểm
- Thuốc đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
- Thuốc được sản xuất tại công ty Natco Pharma – rất uy tín, chất lượng và hiện đang có rất nhiều sản phẩm cung cấp rộng rãi trên toàn thế giới.
- Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén nên rất dễ sử dụng, tiện lợi và dễ mang theo đến mọi nơi.
- Thuốc có tác dụng điều trị tốt một số bệnh ung thư.
- Thuốc dùng được cho rất nhiều đối tượng.
Nhược điểm
- Viên nang cứng có thể gây khó nuốt cho trẻ em và người lớn tuổi.
- Thận trọng khi dùng cho các đối tượng như: phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và trẻ em dưới 18 tuổi…
- Tùy cơ địa của từng người mà sẽ gặp một số tác dụng không mong muốn.
- Giá thành của sản phẩm cao, rất nhiều đối tượng khó có đủ điều kiện để sử dụng.
- Khi dùng chung với thuốc khác hoặc một số thực phẩm có thể gặp phải một số tương tác thuốc.
Tài liệu tham khảo
Tác giả: Cerner Multum (Ngày đăng: Ngày 13 tháng 7 năm 2020), Sorafenib, Drugs.com. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021.
Toan –
Giao hàng nhanh
Á –
Thuốc Sorafenat có sử dụng được cho trẻ nhỏ không?
Cao Đắc Khoa Dược sĩ –
Thuốc Sorafenat không dùng được cho trẻ nhỏ, chỉ dùng được cho người từ 18 tuổi trở lên bạn nhé.