Hôm nay, Bimufa xin được chia sẻ tới bạn đọc sản phẩm thuốc Pharmacort được hãng dược phẩm Fisiopharma SRL sản xuất tại Italia. Bài viết này mình sẽ chia thành những phần sau:
- Thuốc Pharmacort là thuốc gì?
- Tác dụng của Pharmacort
- Cách sử dụng và liều lượng
- Tác dụng phụ
- Những lưu ý khi sử dụng
- Thuốc Pharmacort giá bao nhiêu? Bán ở đâu?
Thuốc Pharmacort là thuốc gì?
Thuốc Pharmacort là thuốc thuộc nhóm thuốc hormon và nội tiết tố, được bào chế dưới dạng ống chứa dịch tiêm, thường dùng trong chỉ định cần liệu pháp corticoid toàn thân có tác dụng kéo dài hoặc ngắn hạn, trường hơp viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch.
Thành phần:
Triamcinolone acetonide hàm lượng 80 mg
Tá dược gồm các chất: Carmellose Na, Na chloride, polysorbate, benzyl alcohol, nước cất pha tiêm vừa đủ 2 ml.
Tác dụng của Pharmacort
Thuốc Pharmacort có tác dụng là tác dụng của tác thành phần chính Triamcinolone:
Triamcinolone là glucocorticoid tổng hợp có chứa nhóm flour, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng hay ức chế miễn dịch. Tác dụng giữu muối và nước yếu hơn các hoạt chất cùng nhóm.
Khi dùng liều cao và kéo dài, Triamcinolone có tác dụng ức chế tiết ACTH từ tuyến yên làm vỏ thượng thận ngừng tiết Corticoid.
Công dụng – Chỉ định
Trong lâm sàng, bác sĩ thường chỉ định thuốc để hỗ trợ điều trị trong các trường hợp:
Viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm đốt sống do thấp, viêm khớp vảy nến, viêm mõm lồi cầu.
Hội chứng Hamman-Rich. Phối hợp với lợi tiểu trong suy tim xung huyết, xơ gan báng bụng kéo dài. Phản ứng viêm sau phẫu thuật răng.
Viêm da cơ toàn thân. Pemphigus, hội chứng Steven Johnson, vảy nến nặng, phù mạch, sẹo lồi.
Cách sử dụng và liều lượng Pharmacort
Người lớn: lượng dùng là 40 mg tiêm vào vị trí bắp với mức độ sâu, vào vị trí của cơ mông. Bạn sẽ lặp lại dùng thuốc nhiều lần nếu triệu chứng có xuất hiện trở lại. Liều tối đa 1 lần là vào lượng 100 mg.
Trẻ em 6 – 12 tuổi: Tiêm bắp 0,03 – 0,2 mg/kg cách 1 ngày hoặc 7 ngày/1 lần.
Cách dùng:
Bạn cứ tiêm rồi rút ra khoảng cách từng nửa cm rồi lại tiêm cho tới cách khoảng nửa cm tới chỗ tổn thương thì dừng lại.
Lưu ý muốn bệnh nhân đỡ đau hơn trong quá trình tiêm thì có thể chườm đá trước tại chỗ tổn thương khoảng thời gian 10 phút trước khi thực hiện thao tác tiêm. Nhớ băng ép lại sau khi tiêm.
Băng ép sau khi tiêm.
Chú ý: Liều lượng và cách sử dụng chỉ tham khảo, bạn muốn biết chi tiết hãy liên lạc bác sĩ chuyên môn.
Chống chỉ định
Tuyệt đối chống chỉ định sử dụng thuốc Pharmacort đối với những người mà chúng tôi liệt kê ra ở dưới đây:
Mẫn cảm / dị ứng với các thành phần của thuốc.
Tiêm tĩnh mạch, tiêm cột sống
Trẻ em dưới 6 tuổi
Tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm chưa có biện pháp kiểm soát
Khi có bất kì biểu hiện bất thường nào thì cần liên hệ ngay với dược sĩ hay bác sĩ để có được sự tư vấn, xử trí kịp thời.
Tác dụng phụ của thuốc Pharmacort
Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc Pharmacort: gây rối loạn cân bằng nước điện giải, tăng nguy cơ loãng xương hay loét dạ dày, đục thủy tinh thể, hội chứng Cushing…
Đây không phải là tác dụng phụ duy nhất khi sử dụng. Do đó, khi sử dụng phát hiện những tác dụng phụ/ biểu hiện bất thường phải xin tư vấn ngay của dược sĩ, bác sĩ.
Khi sử dụng thuốc Pharmacort cần phải lưu ý những gì?
Thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh
Cần chú ý theo dõi nguời bệnh có tiền sử suy gan, loét dạ dày,loãng xương, suy nhược nghiêm trọng.
Dùng thuốc gây tăng nguy cơ nhiễm vi sinh vật
Đọc thật kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng thuốc
Nếu cần thêm thông tin gì thì phải hỏi ý kiến dược sĩ hay bác sĩ
Phụ nữ có thai và cho con bú
Việc sử dụng thuốc Pharmacort cho bà bầu hay đang cho con bú được bác sĩ khuyên dùng như sau:
Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, không nên sử dụng Pharmacort do thuốc có thể gây các tác động xấu cho các đối tượng trên.
Người lái xe và vận hành máy móc
Đối với người lái xe hay vận hành máy móc, có thể sử dụng thuốc Pharmacort. Không có khuyến cáo nào về tác dụng phụ gây giảm khả năng tập trung làm việc nếu sử dụng thuốc này.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc – thuốc
Một số thuốc như barbiturat, carbamazepin, phenytoin, rifamycin làm tăng chuyển hóa vào đào thải Pharmacort giảm tác dụng điều trị.
Tăng tác dụng làm giảm kali huyết của một các thuốc Acetazoamid, thuốc lợi tiểu Thiazid
Pharmacort làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông máu như Wafarin khi dùng đồng thời
Pharmacort làm giảm thải trừ Salicylat, ngừng thuốc có thể gây nhiễm độc Salicylat
Thuốc đối kháng tác dụng với các thuốc hạ đường huyết và hạ huyết áp
Tương tác thuốc – thức ăn
Chưa có các nghiên khi sử dụng cứu khoa học nào chỉ ra có xảy ra tương tác thuốc thức ăn gây nguy hiểm đến người bệnh dùng Pharmacort. Lưu ý không nên dùng thuốc cùng rượu bia hay thuốc lá
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng
Các đối tượng như trẻ em, phụ nữ có thai hay đang cho con bú, suy thận….đều chú ý đề phòng khi sử dụng Pharmacort. Báo cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào để lựa chọn chế độ dùng thuốc tối ưu nhất.
Quá liều thuốc Pharmacort và cách xử lí
Quá liều thuốc Pharmacort có thể gây ra hội chứng Cushing. Do đó trong trường hợp quá liều, nếu như xuất hiện dị ứng hoặc khẩn cấp, hãy ngừng sử dụng thuốc ngay và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử lí kịp thời. Chú ý không nên tự xử lí để tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
Thuốc Pharmacort giá bao nhiêu? Bán ở đâu?
Thuốc Pharmacort hiện đang được bán với giá 400.000 VNĐ. Thuốc bán tại Bimufa, nếu bạn có nhu cầu được tư vấn mà mua sản phẩm hãy gọi ngay cho số hotline hoặc tới địa chỉ 627 Vũ Tông Phan để được nhận hàng trực tiếp.
Mời bạn tham khảo một số thuốc có cùng tác dụng tại Bimufa:
- Thuốc Lisanolona tiêm tại chỗ trong trị sẹo lồi
- Thuốc Myvelpa được chỉ định để điều trị viêm gan virus C mạn tính ở người lớn
- Thuốc HepBest được chỉ định trong viêm gan B mạn tính ở người trưởng thành.
Dược sĩ Đỗ Ánh –
Pharmacort trị sẹo lồi hiệu quả