Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Carbotrim tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://bimufa.com/ xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Carbotrim là thuốc gì? Thuốc Carbotrim có tác dụng gì? Thuốc Carbotrim giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần
Hoạt chất chính trong một viên bao đường:
- Sulfamethoxazol hàm lượng 200mg
- Trimethoprim hàm lượng 40mg
- Than hoạt hàm lượng 100mg
Tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm: PVP, Đường RE, Magnesi stearat, CMA, Talc, Gôm Arabic, Shellac, Titan dioxyd, Sáp Carnauba, Parafin rắn vừa đủ một viên bao đường.
Thuốc Carbotrim giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Carbotrim được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic – Việt Nam và đang bán với giá 160,000VNĐ/ 1 hộp 10 vỉ x 8 viên bao đường tại Bimufa, chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc và tư vấn miến phí.
Tác dụng
Sulfamethoxazol là một hoạt chất thuộc nhóm sulfonamid, có tác dụng ức chế giai đoạn 1 của quá trình tổng hợp acid dihydrofolic của vi khuẩn do cạnh tranh với PABA. Phổ kháng khuẩn của sulfamethoxazole khá rộng, tác dụng lên nhiều vi khuẩn ưu khí gram âm và dương bao gồm: Staphylococcus, Streptococcus, Legionella pneumophilia, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, E. coli, Salmonella, Shigella, Enterobacter, Proteus mirabilis, Proteus indol dương tính, Klebsiella, Haemophilus influenzae…
Trimethoprim là một dẫn chất của pyrimidin, có tác dụng ức chế enzym dihydrofolate reductase, dẫn tới ức chế tổng hợp acid dihydrofolic của vi khuẩn thành acid tetrahydrofolic, chất cần thiết cho sự tổng hợp ADN.
Thuốc Carbotrim là hỗn hợp gồm 5 phần sulfamethoxazol và 1 phần trimethoprin. Việc phối hợp với tỉ lệ này có tác dụng hiệp đồng làm tăng khả năng tác dụng kháng khuẩn và chống lại được sự kháng thuốc của vi khuẩn, kể cả khi vi khuẩn kháng lại từng thành phần của thuốc.
Than hoạt tính có tác dụng hấp phụ chất khí và chất độc ở đường tiêu hóa
Công dụng – Chỉ định
Công dụng của carbotrim là kháng khuẩn trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm:
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: lỵ trực khuẩn (tuy nhiên, kháng thuốc phổ biến tăng).
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục.
- Nhiễm khuẩn hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa…
Chỉ định: trị tiêu chảy do nhiễm trùng hoặc ngộ độc thức ăn.
Cách dùng – Liều dùng
Nên uống trong bữa ăn với nhiều nước:
- Người lớn: 2 viên mỗi lần, ngày uống 3-4 lần.
- Trẻ em: 1-2 viên mỗi lần, ngày uống 2 lần.
Khuyến cáo: Không tự ý cho trẻ em dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Trên đây chỉ là liều dùng chung, nên đến bác sĩ kiểm tra để được chỉ định cụ thể.
Tác dụng phụ
Theo báo cáo các tác dụng phụ xảy ra ở 10% người bệnh, trong đó chủ yếu xảy ra ở đường tiêu hóa (50%) và có xảy ra ít ở ngoài da (2%). Thường thì tác dụng phụ khá nhẹ tuy nhiên vẫn có trường hợp xảy ra hội chứng nhiễm độc da rất nặng như hội chứng hội chứng Lyell, có thể gây chết.
Các tác dụng phụ:
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, viêm lưỡi.
- Toàn thân: Hay gặp là sốt, hiếm hơn thì phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh.
- Da: Nổi mề đay, ngứa, hiếm gặp thì có hội chứng Lyell, hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ đa dạng, phù mạch, mẫn cảm ánh sáng.
- Máu: tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu trung tính, ban xuất huyết, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu, tăng kali huyết, giảm đường huyết.
- Sinh dục – tiết niệu: Suy thận, viêm thận kẽ, sỏi thận.
- Các biểu hiện khác: Viêm màng não vô khuẩn, ảo giác, ù tai, vàng da, ứ mật ở gan, hoạt tử gan.
Lưu ý: Các tác dụng phụ trên chỉ là tham khảo, có thể không đầy đủ, nếu bạn có thắc mắc gì về tác dụng phụ thì có hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm.
Chống chỉ định
Carbotrim không được dùng cho
- Bệnh nhân bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ
- Bệnh nhân viêm gan nặng.
- Bệnh nhân suy thận nặng.
- Người cao tuổi, người mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non.
- Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Chú ý – thận trọng
Thuốc có thể làm chức năng thận bị suy giảm, ở người bệnh cao tuổi có thể gây thiến hụt acid folic khi dùng thuốc dài ngày, ngoài ra thuốc có thể gây mất nước, suy dinh dưỡng
Đối với phụ nữ mang thai: Vì carbotrim có thể gây ra vàng da ở trẻ em trong thời kỳ chu sinh do việc đẩy bilirubin ra khỏi albumin, nên chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết, nếu phải dùng thuốc hãy dùng thêm acid folic.
Đối với thời kỳ cho con bú: Vì trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với tác dụng độc của carbotrim nên phụ nữ thời kỳ mang thai không được dùng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác.
Tương tác với các thuốc lợi tiểu, đặc biệt là thiazid, nhất là ở người già làm tăng nguy cơ giảm tiểu cầu.
Carbotrim làm giảm đào thải và tác dụng của methotrexat, do ức chế gắn protein và bài tiết qua thật của methotrexat.
Carbotrim là tăng mức tác dụng của phenytoin do ức chế chuyển hóa phenytoin ở gan.
Carbotrim có thể kéo dài thời gian prothrombin (PT) ở bệnh nhân đang dùng warfarin.
Khuyến cáo: bạn nên liệt kê các thuốc đang dùng cho bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.
Quá liều, quên liều và cách xử lý:
Quá liều: Gây nên ngộ độc.
- Ngộ độc cấp: buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, lú lẫn, trầm cảm, suy giảm tủy xương.
- Ngộ độc mạn: thường xảy ra khi điều trị liều cao trong thời gian dài với dấu hiệu suy tủy (thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu)
- Cách xử lý: gây nôn, rửa dạy dày, acid hóa nước tiểu để tăng đào thải thuốc. Gọi 115 hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời, nhớ mang hoặc liệt kê các thuốc đang sử dụng cho bác sĩ.
Quên liều: Để tránh quên liều bạn nên uống thuốc vào giờ cố định hàng ngày. Nếu phát hiện quên liều hãy uống ngay sớm nhất có thể. Tuy nhiên, nếu gần đến liều sau không được uống bù, không uống tăng gấp đôi liều sau lên để bù liều trước.
Khuyến cáo: Nên gọi cho bác sĩ để xin lời khuyên.
Dược sĩ Đỗ Ánh –
Đã sử dụng và rất hiệu quả