Hôm nay, Bimufa xin được chia sẻ tới bạn đọc sản phẩm Folihem được hãng dược phẩm Remedica., Ltd sản xuất tại Cộng hòa Séc. Bài viết này mình sẽ chia thành những phần sau:
- Folihem là gì?
- Tác dụng của Folihem
- Cách sử dụng và liều lượng
- Tác dụng phụ
- Những lưu ý khi sử dụng
- Sản phẩm Folihem giá bao nhiêu?
Folihem là gì?
Folihem là sản phẩm thuộc nhóm vitamin – khoáng chất, được bào chế dưới dạng viên nén, thường dùng trong điều trị / phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt, bổ sung sắt mà chế độ dinh dưỡng không đáp ứng được.
Thành phần:
- Sắt II Fumarate: 310 mg (tương đương 100mg ion sắt II)
- Acid folic: 0.35 mg
- Tá dược: Carmoisine E122, Talc, Titanium Dioxide, Macrogol 400, Hypromellose, Povidone, Sodium Lauryl Sulphate, Sodium Starch Glycollate, Glycerol, Macrogol 6000, Microcrystalline Cellulose, Magnesium Stearate vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của Folihem
Sắt là khoáng chất thiết yếu của cơ thể, cần thiết cho quá trình sản sinh Hemoglobin của hồng cầu và quá trình oxy hóa tại các mô.
Acid folic là một loại vitamin nhóm B (vitamin B9) cần thiết cho sự tổng hợp nucleoprotein và duy trì hình dạng bình thường của hồng cầu.
Công dụng – Chỉ định
Trong lâm sàng, bác sĩ thường chỉ định thuốc này cho những trường hợp cụ thể như sau:
- Điều trị / dự phòng các loại thiếu máu do thiếu sắt, cần bổ sung sắt.
- Các trường hợp tăng nhu cầu tạo máu: phụ nữ mang thai, cho con bú, thiếu dinh dưỡng, sau khi mổ, giai đoạn hồi phục sau bệnh nặng… mà chế độ ăn uống không thể đáp ứng đủ.
Liều lượng và cách sử dụng Folihem
Liều dùng cho người trưởng thành:
Dự phòng thiếu sắt: 1 viên/ngày
Điều trị thiếu sắt: dùng theo chỉ định của dược sĩ hay bác sĩ.
Liều dùng dành cho trẻ em: không khuyến cáo sử dụng.
Cách dùng:
Folihem được bào chế dưới dạng viên nén, sử dụng bằng đường uống. Dùng sản phẩm cùng với nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội. Không sử dụng kèm với nước có ga hay nước giải khát, rượu bia
Chú ý: Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng sản phẩm.
Chống chỉ định
Tuyệt đối chống chỉ định sử dụng thuốc Folihem đối với những người mà chúng tôi liệt kê ra ở dưới đây:
- Mẫn cảm / dị ứng với các thành phần của thuốc.
- Bệnh nhân gan nhiễm sắt
- Thiếu máu tán huyết
- Bệnh nhân đa hồng cầu
Khi có bất kì biểu hiện bất thường nào thì cần liên hệ ngay với dược sĩ hay bác sĩ để có được sự tư vấn, xử trí kịp thời.
Tác dụng phụ của Folihem
Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng sản phẩm Folihem: rối loạn tiêu hóa,buồn nôn, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có thể đen…
Đây không phải là tác dụng không mong muốn duy nhất khi sử dụng. Do đó, khi sử dụng phát hiện những tác dụng phụ/ biểu hiện bất thường phải xin tư vấn ngay của dược sĩ, bác sĩ.
Khi sử dụng sản phẩm Folihem cần phải lưu ý những gì?
- Tuân thủ việc sử dụng Folihem theo chỉ định của bác sĩ.
- Không dùng thuốc kéo dài với người không thiếu sắt
- Bệnh nhân ngừng dùng sản phẩm ngay nếu có dấu hiệu không thể dung nạp
- Đọc thật kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng sản phẩm
- Nếu cần thêm thông tin gì thì phải hỏi ý kiến dược sĩ hay bác sĩ
Phụ nữ có thai và cho con bú
Việc sử dụng Folihem cho bà bầu hay đang cho con bú được bác sĩ khuyên dùng như sau:
Đối với phụ nữ đang mang thai có thể sử dụng Folihem để bổ sung sắt do nhu cầu tăng nhưng trong 3 tháng đầu cần chú ý không sử dụng với số lượng lớn do có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ. Còn đối với phụ nữ đang cho con bú, do Folihem có thể bài tiết vào sữa mẹ nên hãy cân nhắc thật kĩ trước khi sử dụng, hỏi ý kiến của dược sĩ/ bác sĩ để xin tư vấn.
Người lái xe và vận hành máy móc
Có thể sử dụng Folihem cho đối tượng người lái xe hay vận hành máy móc do không có tác dụng không mong muốn nào gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc. Nếu có thắc mắc nào về việc sử dụng Folihem, hãy hỏi hỏi xin sự tư vấn của dược sĩ hay bác sĩ.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc:
Folihem tránh dùng đồng thời với kháng sinh tetracyclin, kẽm do làm giảm sự hâp thu của cả 2.
Sử dụng Folihem đường uống cùng với thuốc Methyldopa có thể gây tăng huyết áp.
Folihem có thể làm giảm sinh khả dụng của các fluoroquinolone, levodopa, carbidopa, thyroxine và các bisphosphonatekhi suwe dụng đồng thời.
Dùng thuốc điều trị loét dạ dày nhóm antacid làm giảm khả năng hấp thu sắt.
Ngoài ra phải lưu ý khi phối hợp Folihem với 1 số thuốc khác: Chloramphenicol, Neomycin, thuốc điều trị động kinh co giật…..
Tương tác thuốc – thức ăn:
Có thể gây ức chế hấp thu sắt nếu dùng sắt cùng với chè, trứng hoặc sữa. Cafe có thể gây giảm mức độ hấp thu sắt của cơ thể. Hạn chế dùng các thực phẩm trên khi đang sử dụng Folihem.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến việc sử dụng Folihem:
Các đối tượng như trẻ em, gan nhiễm sắt, thiếu vitamin B12, bện nhân đa hồng cầu…đều chú ý đề phòng khi sử dụng Folihem. Báo cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào để lựa chọn chế độ dùng thuốc tối ưu nhất.
Quá liều Folihem và cách xử lí
Quá liều Folihem có thể gây các triệu chứng sau: rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy/ táo bón, phân màu đen…. Do đó trong trường hợp quá liều, nếu như xuất hiện dị ứng hoặc khẩn cấp, hãy ngừng sử dụng thuốc ngay và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử lí kịp thời. Chú ý không nên tự xử lí để tránh gây hậu quả nghiêm trọng. Sử dụng biện pháp gây nôn, rửa dạ dày trong vòng 4 giờ sau khi Folihem đuợc đưa vào đường tiêu hoá và cho dùng nhóm tạo chelat để loại ion sắt.
Folihem giá bao nhiêu? Bán ở đâu?
Folihem hiện đang được bán với giá 195.000 VNĐ trên 1 hộp. Sản phẩm bán tại Bimufa, nếu bạn có nhu cầu được tư vấn mà mua sản phẩm hãy gọi ngay cho số hotline hoặc tới địa chỉ 627 Vũ Tông Phan để được nhận hàng trực tiếp.
Mời bạn tham khảo một số thuốc có cùng tác dụng tại Bimufa:
- Thuốc Lamzidivir trị thiếu máu, giảm bạch cầu, tỷ lệ giảm tăng khi hemoglobin, nồng độ vitamin B12 thấp
Dược sĩ Đỗ Ánh –
Folihem trị thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả