Để có thể sử dụng thuốc đúng cách để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất thì người bệnh nên hiểu về các thành phần, đặc tính của thuốc đó. Dưới đây là một số nội dung chia sẻ về thuốc Amflox cho mọi người cùng tham khảo.
1, Thuốc Amflox là gì?
Thuốc Amflox là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, kháng virus, kháng nấm và chống nhiễm khuẩn. Amflox cũng là thuốc nằm trong danh mục thuốc kê đơn. Thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng nhẹ, trung và nặng như viêm phổi cộng đồng, viêm da, viêm đường tiết niệu, …
Dạng bào chế của thuốc Amflox là dưới dạng dung dịch dùng để tiêm truyền.
Thuốc được đóng gói với quy cách mỗi hộp gồm 1 chai 50 ml.
Thành phần của thuốc Amflox gồm có Levofloxacin 250mg và có các tá dược vừa đủ 1 chai 50 ml. Bên cạnh đó Amflox còn có các dạng như 500 mg/ 100 ml hay 750 mg/ 150 ml.
Số đăng ký (SĐK): VN-16571-13
Thuốc Amflox được sản xuất bởi Marck Biosciences., Ltd ở Ấn Độ và thuốc được đăng ký bởi công ty APC Pharmaceuticals & Chemicals Ltd.
2, Chỉ định của thuốc Amflox
Thuốc Amflox được sử dụng cho những đối tượng trên 18 tuổi bị nhiễm trùng nhẹ, trung bình hay nhiễm trùng nặng như:
- viêm phế quản mãn trong đợt cấp,
- viêm phổi, viêm xoang cấp, viêm phổi cộng đồng
- nhiễm trùng đường tiết niệu có và không có xuất hiện biến chứng
- viêm thận, viêm bể thận cấp tính
- nhiễm trùng da, nhiễm trùng mô mềm.
3, Thành phần thuốc Amflox có tác dụng gì?
Trong thành phần của thuốc Amflox có Levofloxacin là thành phần chính
Levofloxacin là một kháng sinh có phổ tác dụng rộng thuốc nhóm kháng sinh fluoroquinolon. Levofloxacin có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhờ có thể ức chế được enzym topoisomerase II (DNA – gyrase) và enzyme topoisomerase IV, đây là hai enzym đóng vai trò quan trọng trong quá trình sao chép, phiên mã cũng như quá trình dịch mã ADN của vi khuẩn. Levofloxacin là một đồng phân L-isome so với đồng phân D-isome thì có tác dụng diệt khuẩn mạnh hơn 8 -128 lần và so với ofloxacin racemic thì có tác dụng mạnh hơn 2 lần. Levofloxacin có tác dụng tốt trên các vi khuẩn kỵ khí và cả vi khuẩn Gram dương. Đặc biệt, levofloxacin còn có tác trên các chủng vi khuẩn đã kháng một số kháng sinh như kháng sinh betalactam, kháng sinh macrolid, aminoglycoside.
4, Cách dùng – Liều dùng
Sử dụng dung dịch tiêm truyền với liều dùng như sau:
- Với những trường hợp mắc viêm phổi cộng đồng thì truyền thuốc theo đường tĩnh mạch với liều mỗi ngày truyền từ 1 – 2 lần, mỗi lần ứng với 500mg (tương ứng với 1 chai 100 ml), sử dụng trong thời gian từ 10 – 14 ngày.
- Với những trường hợp bị nhiễm trùng ổ bụng hay nhiễm trùng vùng chậu thì truyền thuốc theo đường tĩnh mạch mỗi ngày truyền từ 1 – 2 lần, mỗi lần tương ứng với 500 mg (tương ứng với 1 chai 100 ml), thời gian sử dụng từ 7 – 14 ngày.
- Với những trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu không có biến chứng thì truyền thuốc theo đường tĩnh mạch mỗi ngày một lần, mỗi lần tương ứng với 250 mg (tương ứng với 1 chai 50 ml), thời gian sử dụng thuốc là 3 ngày.
- Với những trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng, với cả trường hợp bị viêm đài bể thận thì truyền thuốc theo đường tĩnh mạch mỗi ngày một lần, mỗi lần tương ứng với 250 mg (tương ứng với 1 chai 100 ml), thời gian sử dụng thuốc là từ 7 – 10 ngày.
- Với những trường hợp bị nhiễm trùng da hay nhiễm trùng mô mềm thì truyền thuốc theo đường tĩnh mạch mỗi ngày một lần, mỗi lần tương ứng với 500 mg (tương ứng với 1 chai 100 ml), thời gian sử dụng thuốc là từ 7 – 14 ngày.
Đặc biệt, đối với những đối tượng bị suy thận có độ thanh thải dưới 50 ml/phút thì cần được hiệu chỉnh liều dùng như sau:
+ Những người có độ thanh thải từ 10 – 19 ml/phút thì dùng liều ban đầu tương ứng 250mg (tương ứng với 1 chai 50 ml) sau đó dùng liều duy trì là cứ mỗi 48 giờ dùng 250 mg.
+ Còn đối với những người có độ thanh thải từ 20 ml/phút trở đi thì dùng liều ban đầu tương ứng 250 mg (tương ứng với 1 chai 50 ml) sau đó sử dụng liều duy trì là mỗi 24 giờ dùng 250 mg.
5, Thận trọng khi sử dụng
Khi dùng thuốc Amflox cần thận trọng với những trường hợp sau:
- Đối với những bệnh nhân bị suy thận nặng, người cao tuổi hay người từng có tiền sử về co giật cần lưu ý khi sử dụng thuốc này để điều trị.
- Với những đối tượng làm việc đòi hỏi cần khả năng tập trung cao như vận hành máy móc, lái xe thì không nên sử dụng thuốc Amflox để điều trị.
- Trong quá trình truyền thuốc thì cần truyền tĩnh mạch chậm, nếu truyền tĩnh mạch quá nhanh sẽ dẫn đến việc người bệnh bị hạ huyết áp.
- Cần cân nhắc về việc sử dụng thuốc Amflox cho người bị bệnh tiểu đường người đã hoặc đang được bác sĩ lưu ý về các rối loạn trên hệ thần kinh trung ương; đặc biệt với cả những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Người bệnh không được tự ý sử dụng như tăng liều dùng thuốc để có thể đạt được hiệu quả điều trị nhanh hơn.
- Khi có ý định muốn ngừng sử dụng thuốc thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không tự quyết về việc ngừng thuốc.
- Không được sử dụng thêm bất kì một thuốc nào cùng với dung dịch truyền thuốc Amflox hay dùng cùng một đường truyền.
6, Chống chỉ định
- Thuốc Amflox không được sử dụng đối với những người có phản ứng quá mẫn đối với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Không được sử dụng với những bệnh nhân mẫn cảm với nhóm kháng sinh quinolon.
- Thuốc được khuyến cáo không sử dụng cho những người dưới 18 tuổi.
- Các đối tượng không được sử dụng như phụ nữ có thai, phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.
- Không dùng với những người bị động kinh.
7, Tác dụng phụ của thuốc Amflox
Trong quá trình dùng thuốc, tùy thể trạng của từng bệnh nhân mà khả năng xảy ra những triệu chứng bất thường cũng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng bất lợi đã được báo cáo, tuy nhiên nếu khi dùng thuốc bạn gặp các triệu chứng khác thì cần liên hệ ngày với bác sĩ điều trị.
Thỉnh thoảng: tình trạng buồn nôn, có khả năng bị tăng men gan hay xuất hiện tình trạng tiêu chảy.
Hiếm gặp như bệnh nhân thấy đau bụng, chán ăn, khó tiêu, còn có thể bị nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, cũng có thể xuất hiện các vết phát ban, ngứa và làm tăng giảm bạch cầu.
Rất hiếm gặp như có thể gây ra tình trạng viêm đại tràng, viêm ruột non, hay bị co giật, mề đay, rối loạn gân cơ, co thắt phế quản, dị cảm.
8, Cách xử lý quá liều – quên liều
8.1, Quá liều
Theo các báo cáo nghiên cứu thì khi sử dụng quá liều bệnh nhân có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng của hệ thống thần kinh trung ương như chóng mặt, mất khả năng ý thức, co giật, lú lẫn, …
Khi bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều so với liều đã được kê đơn của bác sĩ thì cần điều trị các triệu chứng mà người bệnh gặp phải và đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó phải có biện pháp để có thể loại phần thuốc mà bệnh nhân vừa dùng ra khỏi dạ dày, cần bổ sung đủ dịch cho người bệnh. Sau đó phải theo dõi về điện tâm đồ của bệnh nhân bởi vì có khả năng cao về nguy cơ kéo dài khoảng QT.
8.2, Quên liều
Khi bắt đầu quá trình sử dụng thuốc, người bệnh nên có những biện pháp để tránh việc quên dùng thuốc như sử dụng đồng hồ báo chuông, nhờ những người xung quanh nhắc nhở, … Tuy nhiên, nếu bệnh nhân quên 1 liều thì hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp theo đùng kế hoạch điều trị. Đặc biệt, bệnh nhân không được tự ý uống bổ sung liều đã quên vào liều tiếp theo và bệnh nhân được khuyến cáo không nên quên liều trong 2 lần liên tiếp nhau.
9, Ảnh hưởng của thuốc Amflox đến phụ nữ có thai
Theo các kết quả nghiên cứu, cũng như các báo cáo ca lâm sàng thì thuốc Amflox không được sử dụng ở phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.
Còn với phụ nữ đang cho con bú thì hiện nay chưa có báo cáo nào đo được về lượng levofloxacin có trong sữa me, tuy nhiên một số thuốc cùng nhóm với Amflox có khả năng vào sữa mẹ nên cũng khó tránh khỏi levofloxacin đi được vào sữa mẹ. Bởi vậy, nên vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đối với trẻ nhỏ như gây tổn thương về sụn khớp. Đối với trường hợp này cũng không nên dùng thuốc để điều trị.
10, Tương tác thuốc
Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần liệt kê các thuốc hay thực phẩm đang được sử dụng với bác sĩ để có kế hoạch dùng thuốc hợp lý, tránh được các tương tác giữa các thuốc hay thực phẩm với nhau. Dưới đây là một số tương tác của thuốc Amflox với các thuốc và thực phẩm khác.
- Khi sử dụng đồng thời levofloxacin và warfarin sẽ làm tăng tác dụng của warfarin vì vậy khi dùng cùng cần giám sát các chỉ số về khả năng đông máu.
- Khi dùng levofloxacin với các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) thì có khả năng gây kích thích hệ thống thần kinh trung ương và gây ra tình trạng co giật đối với người sử dụng.
- Với các thuốc giúp hạ đường huyết khi dùng cùng với levofloxacinsex là tăng khả năng rối loạn đường huyết nên trong trường hợp bắt buộc thì cần được giám sát chặt chẽ.
11, Dược động học
Thuốc Amflox sau khi sử dụng đường tiêm truyền thì sẽ được phân bố ở mọi nơi trên cơ thể người tuy nhiên thuốc Amflox lại không có khả năng đi vào dịch não tủy. Thuốc có tỉ lệ gắn với protein huyết tương là khoảng từ 30 – 40 %.
Thuốc Amflox có con đường thải trừ chính là qua bài tiết nước tiểu ở dạng còn có hoạt tính tác dụng. Thuốc có thời gian bán thải là từ 6 – 8 giờ, và sẽ kéo dài hơn đối với những người bị mắc bệnh thận như bị suy thận.
12, Thuốc Amflox giá bao nhiêu?
Với thị trường Việt Nam hiện nay, thuốc Amflox có giá bán dao động vào khoảng 60000 đồng/ hộp. Tuy nhiên, phụ thuộc vào đặc điểm về kinh tế xã hội của mỗi vùng khác nhau mà giá bán của thuốc có thể thay đổi.
Vì vậy, để cân nhắc về việc lựa chọn giá cả phù hợp và chính xác nhất thì người bệnh nên liên hệ trực tiếp cho những nơi có bán thuốc như hệ thống các nhà thuốc, quầy thuốc, các cơ sở kinh doanh dược, … Người sử dụng cũng nên lưu ý về những cơ sở đạt chuẩn và uy tín.
13, Mua thuốc Amflox ở đâu tại Hà Nội và Tp HCM?
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam thuốc Amflox được bày bán ở rất nhiều hơn, đặc biệt là hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Người bệnh có thể tìm mua thuốc ở các hệ thống nhà thuốc lớn nhỏ, các quầy thuốc hay cả ở các cơ sở kinh doanh dược. Tuy nhiên, để tránh việc mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng thì người bệnh nên lựa chọn những cơ sở đạt chuẩn, có uy tín.
Tham khảo thêm một số thuốc khác tại nhà thuốc:
Tân –
Giao hàng nhanh, thuốc chính hãng