Trong bài viết dưới đây, Bimufa xin giới thiệu tới bạn đọc sản phẩm thuốc Berodual
Thuốc Berodual là gì?
Berodual là thuốc giãn khí phế quản dạng kết hợp.
Tên gốc: Ipratropium, fenoterol.
Tên biệt dược: Berodual.
Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp.
Dạng bào chế: Berodual được bào chế dưới 2 dạng chính là Berodual 20ml và Berodual 10ml.
Nhà sản xuất: Boehringer Ingelheim pharma GmbH & Co., KG – ĐỨC.
Nhà đăng ký: Boehringer Ingelheim International GmbH.
Số đăng ký: VN-7067-02.
Berodual thuốc nhóm nào?
Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp.
Thành phần và hàm lượng
Bình xịt Berodual 10ml
Bình xịt Berodual 10ml bao gồm những thành phần chính sau:
- Fenoterol hydrobromide (hàm lượng 50mg/ml): Giúp giảm khả năng co thắt phế quản, giãn cơ trơn phế quản và tăng dung tích sống.
- Ipratropium bromide khan (hàm lượng 20mcg/ml): Tác động lên hệ phó giao cảm, qua đó làm giảm mức độ co thắt cơ trơn phế quản.
- Tá dược vừa đủ: 1,1,1,2-Tetrafluoroethane, nước tính khiết, acid citric khan, nitrogen và ethanol tuyệt đối.
Berodual dung dịch khí dung 20ml
- Fenoterol hydrobromid với hàm lượng 500mcg/ml.
- Itrapropium bromid khan 250mcg/ml.
Công dụng của thuốc Berodual
Hai hoạt chất gây giãn phế quản trong Berodual là Ipratropium bromide và fenoterol hydrobromide. Trong đó, Ipratropium bromide có tác dụng liệt đối giao cảm còn fenoterol hydrobromide sẽ kích thích có chọn lọc lên giao cảm β2. Hai hoạt chất này kết hợp đồng thời giúp phế quản được giãn ra trên các vị trí có tác động dược lực khác nhau.
Berodual có hiệu quả ngay sau khi sử dụng trong cơn co thắt phế quản kịch phát. Do đó, Berodual thích hợp trong điều trị các cơn kịch phát và cơn cấp của COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) và hen phế quản.
Đối tượng chỉ định dùng Berodual 10ml
Berodual có công dụng trong các trường hợp:
- Dự phòng và duy trì cơn khó thở trong các bệnh lý như khí phế thũng, viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính và rối loạn phế quản phổi gây co thắt phế quản.
- Điều trị dài hạn và điều trị cơn hen suyễn cấp.
- Co thắt phế quản dẫn đến rối loạn đường hô hấp mãn tính có hồi phục như viêm phế quản mãn tính, hen phế quản, có thể kèm theo khí phế thũng.
Thuốc Berodual được sử dụng cho cả trẻ em và người trưởng thành.
Cách sử dụng Berodual bình xịt 10ml
Cách dùng
Khi sử dụng bình thuốc Berodual xịt 10ml bạn cần thực hiện đủ 6 bước sau:
Bước 1: Mở nắp an toàn của bình xịt.
Bước 2: Lắc kỹ sau đó giữ bình xịt thẳng đứng.
Bước 3: Xịt thử vào không khí để kiểm tra hoạt động của bình xịt.
Bước 4: Đưa miệng bình xịt vào giữa hai hàm răng và ngậm (không được cắn). Thở ra bình thường sau khi đã khép môi xung quanh miệng bình.
Bước 5: Ấn bình xịt sau đó hơi ngửa đầu rồi hít vào chậm và sâu, hít càng nhiều càng tốt.
Bước 6: Sau khi nín thở trong 10 giây, bạn cần súc họng thật kỹ để hạn chế nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ.
Liều dùng
Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
- Bệnh nhân trong cơn hen cấp: 2 nhát xịt/ 1 lần sử dụng. Nếu sau 5 phút mà triệu chứng khó thở không giảm đi thì có thể dùng thêm 2 nhát xịt nữa. Nếu triệu chứng vẫn không thuyên giảm sau 4 nhát xịt thì không nên xịt thêm thuốc nữa. Khi đó cần lập tức thông báo tình trạng của bệnh nhân cho bác sĩ để được hướng dẫn xử trí kịp thời.
- Điều trị hen phế quản kéo dài: 1-2 nhát xịt/1 lần sử dụng. Lưu ý rằng không được sử dụng quá 8 nhát xịt/ngày.
Đối với trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Tùy thuộc vào tuổi và mức độ nghiêm trọng của cơn hen mà có thể sử dụng liều từ 0,5 đến 2ml Berodual.
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi (dưới 22 kg): Tránh sử dụng Berodual đối với trẻ em dưới 6 tuổi. Cần có nhân viên y tế tư vấn và giám sát nếu cần thiết phải sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng
Lưu ý và thận trọng
Tuyệt đối không để thuốc dính vào mắt trong quá trình sử dụng.
Tuân thủ theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định, không được tự ý tăng hoặc giảm liều.
Để đảm bảo thuốc không còn đọng lại và gây khó khăn khi xịt bạn nên thường xuyên vệ sinh ống ngậm.
Dùng đúng loại ống ngậm có sẵn. Không được thay thế ống ngậm thuốc Berodual cho các loại thuốc khác, đồng thời không dùng ống ngậm của loại thuốc khác cho thuốc Berodual.
Trong thời gian dùng thuốc, bạn nên tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…
Tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn hợp lý vì thuốc Berodual có thể gây ra tương tác với một số loại thức ăn.
Kiểm tra kỹ thông tin được in trên nhãn sản phẩm, đặc biệt là hạn sử dụng.
Những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường, cường tuyến giáp, cần phải được theo dõi trong thời gian điều trị bằng thuốc Berodual.
Cần theo dõi nồng độ kali máu trong quá trình điều trị bằng thuốc Berodual.
Nếu dùng thuốc trong một thời gian dài thì cần sử dụng kết hợp với các thuốc kháng viêm.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú
Fenoterol có khả năng ức chế co thắt tử cung vì vậy phụ nữ có thai và đang cho con bú khi dùng thuốc cần phải thật thận trọng và được giám sát bởi bác sĩ.
Người vận hành máy móc và lái xe
thuốc Berodual có khả năng làm giảm tập trung và khả năng phản xạ nên không được sử dụng cho người vận hành máy móc và người lái xe.
Tác dụng phụ của thuốc xịt Berodual
Các phản ứng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc Berodual:
- Bồn chồn, run cơ nhẹ, choáng váng, đánh trống ngực, ít thấy nhịp tim nhanh, nhức đầu ở bệnh nhân cao huyết áp.
- Phản ứng tại chỗ: Ngứa họng, khô miệng.
- Giảm kali huyết.
- Tiêu hóa: Viêm tụy.
Chống chỉ định
Những trường hợp chống chỉ định với Berodual xịt:
- Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc các chất có hoạt tính tương tự atropin.
- Người bị loạn nhịp tim nhanh, mắc bệnh cơ tim tắc nghẽn phì đại.
Tương tác thuốc
Berodual khí dung có thể gây ra tương tác với những loại thuốc sau:
- Thuốc tác động trên đường hô hấp: Salmeterol, Formoterol, Salbutamol, Oxitropium, Tiotropium, Bambuterol,…
- Làm giảm hiệu quả của Berodual: Phối hợp các thuốc ức chế Bêta với Berodual
- Tăng hiệu quả của Berodual: Thuốc ức chế chất dẫn truyền thần kinh như thuốc chẹn Beta-Adrenergics và cholinergics.
- Dùng đồng thời Berodual với Corticosteroid, dẫn xuất xanthine (Theophylline) và thuốc lợi tiểu (Furosemide) sẽ làm tăng bị hạ kali máu dẫn đến liệt cơ, yếu cơ, thâm trí là ngừng tim.
- Berodual và digoxin có thể làm tình trạng hạ kali máu tăng nhạy cảm với rối loạn nhịp tim.
- Có thể gây ra bí tiểu nếu dùng chất kháng cholinergics (ipratropium). Đặc biệt là ở người có tiền sử bị tắc nghẽn đường tiểu.
Giá thuốc Berodual 10ml
Hiện nay, trên thị trường tại một số quầy thuốc và nhà thuốc bán thuốc Berodual 10ml với giá niêm yết là 155.000 VND. Tuy nhiên, giá thuốc có thể chênh lệch tùy thuộc vào nơi phân phối, cơ sở bán thuốc và thời gian mua thuốc. Nếu bạn mua sản phẩm với giá rẻ hơn nhiều so với giá niêm yết thì bạn nên cẩn trọng vì có thể bạn đã mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Để tránh mua phải sản phẩm “dởm” bạn nên lựa chọn những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng.
Mua Berodual ở đâu tại Hà Nội và Thành phần.HCM?
Thuốc Berodual là thuốc được lưu hành rộng rãi, vì vậy bạn có thể mua tại các quầy thuốc quanh khu vực bạn sinh sống. Hiện nay, Berodual được bán trên các trang thương mại điện tử. Bạn có thể đặt mua sản phẩm online tại các trang bán hàng của một số nhà thuốc uy tín như nhà thuốc Bimufa, nhà thuốc Central pharmacy,nhà thuốc Lưu Anh,…
Một số sản phẩm có công dụng tương tự:
Đinh Thị Thêu –
Trẻ 9 tuổi bị hen dùng thuốc này có an toàn không bác sĩ?
Dược sĩ Lưu Anh –
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Thuốc xịt Berodual 10ml an toàn đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên bạn nên cho cháu dùng theo đúng liều lượng bác sĩ điều trị kê đơn. Bên cạnh đó phải đảm bảo cháu không bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc các chất có hoạt tính tương tự atropin.