Hôm nay, Bimufa xin được chia sẻ tới bạn đọc về thuốc Trizodom được sản xuất bởi Công ty liên doanh Meyer – BPC. Bài viết này sẽ tập trung xoay quanh các câu hỏi mà nhiều bạn thắc mắc sau:
- Trizodom là thuốc gì?
- Công dụng của thuốc Trizodom
- Cách sử dụng
- Chống chỉ định
- Tác dụng phụ của thuốc Trizodom
- Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Trizodom
- Lưu ý khi sử dụng chung với sản phẩm khác
- Quá liều thuốc và cách xử lý
- Thuốc Trizodom có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Trizodom là thuốc gì?
Trizodom thuộc nhóm thuốc được sử dụng với hiệu quả trị viêm loét dạ dày tá tràng có kèm theo hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
Mỗi viên nang Trizodom có chứa Omeprazol hàm lượng 20mg và Domperidon hàm lượng 10mg.
Omeprazole là thuốc ức chế bài tiết acid ở dạ dày có tác dụng chữa lành tổn thương dạ dày và thực quản do acid, giúp ngăn ngừa các vết loét, và có thể giúp ngăn ngừa ung thư thực quản đồng thời giảm các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, khó nuốt.
Domperidon là thuốc chống nôn do kháng thụ thể Dopamin ở dạ dày nhưng hầu như không ảnh hưởng đến các receptor dopamin hệ thần kinh trung ương nên domperidon không có ảnh hưởng đến tâm thần và thần kinh.
Quy cách đóng gói: một hộp 3 x10 viên nang chứa hạt
Bảo quản thuốc ở điều kiện nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, tránh môi trường nóng ẩm, để nơi khô ráo, thoáng mát.
Ngày sản xuất và hạn sử dụng: in trên bao bì sản phẩm, đọc kĩ các thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Công dụng của thuốc Trizodom
Hai hoạt chất Omeprazol và Domperidon được biết đến rất phổ biến do chúng được sử dụng rất nhiều trong việc trị viêm loét dạ dày tá tràng bởi công dụng tuyệt vời làm ức chế bài tiết dịch acid có trong dịch tiêu hóa ở dạ dày nhờ cơ chế ức chế bơm proton còn gọi là PPI. Trong lâm sàng, thuốc Trizodom được các bác chỉ định trong các trường hợp sau:
- Buồn nôn, nôn do thức ăn không xuống được ruột hoặc đang sử dụng thuốc chống ung thư
- Trào ngược thức ăn từ dạ dày
- Viêm loét dạ dày – tá tràng
- Viêm thực quản do trào ngược acid từ dạ dày
- Phối hợp điều trị nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori ở dạ dày
Cách sử dụng
Cách dùng:
Thuốc Trizodom được được bào chế dưới dạng viên nang dùng đường uống nguyên vẹn cả viên, không được tháo vỏ ngoài viên thuốc ra. Bệnh nhân nên sử dụng thuốc vào trước bữa ăn 30 phút để đạt được hiệu quả hấp thu tốt nhất.
Liều dùng do nhà sản xuất khuyến cáo:
Người lớn dùng mỗi ngày 1 viên, chia nhỏ làm 2- 3 lần
Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn sử dụng liều dùng thích hợp để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Trizodom trong các trường hợp sau đây:
- Người bệnh bị dị ứng với cao bạch quả hoặc mẫn cảm với bất kì chất nào có trong thành phần của sản phẩm.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú
- Bệnh nhân đang bị suy giảm chức năng thận – gan
- Người bị loãng xương
- Loét dạ dày ác tính
- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi
- Tắc ruột
- Xuất huyết tiêu hóa
- Nôn sau khi mổ
- Dùng thuốc chống nôn kháng Dopamin thường xuyên hoặc dài ngày
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chống chỉ định dùng thuốc, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Tác dụng phụ của thuốc Trizodom
Một số tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Trizodom:
- Dị ứng: ngứa, nổi mẩn, phát ban
- Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy
- Buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt, sốt
- Nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng
- Tăng men gan
- Phù ngoại biên, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu hoặc trầm cảm (rất hiếm)
- Rối loạn kinh nguyệt, mất kinh.
Nếu bệnh nhân gặp phải bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có hướng dẫn phù hợp nhất.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Trizodom
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Trizodom trên đối tượng phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú do chưa có đầy đủ các nghiên cứu lâm sàng về ảnh hưởng của thuốc đến bào thai và sự bài tiết của thuốc qua sữa mẹ. Trước khi có ý định dùng thuốc trên đối tượng này cần phải tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất.
Thuốc Trizodom không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều khiển phương tiện giao thông và vận hành máy móc. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng thuốc trên đối tượng này.
Lưu ý khi sử dụng chung với sản phẩm khác
Omeprazol làm giảm bài tiết acid ở dạ dày do đó có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc phải hòa tan ở pH acid dạ dày.
Omeprazole là thuốc có khả năng ức chế enzym CYP450 ở gan do đó những thuốc khác dùng kèm bị chuyển hóa bởi enzym này như diazepam, warfarin có khả năng tăng cao nồng độ trong máu do bị hạn chế chuyển hóa qua gan gây ra nguy cơ quá liều thuốc.
Các thuốc hủy phó giao cảm như atropin, pilocarpin có thể ức chế tác dụng chống nôn của domperidon.
Trong quá trình sử dụng sản phẩm bạn không nên dùng rượu bia và các chất kích thích; không ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc các đồ ăn nhanh không tốt cho cơ thể và không nên lạm dụng thuốc.
Quá liều thuốc và cách xử lý
Trong trường hợp sử dụng quá liều thuốc Trizodom cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Trong trường hợp người bệnh quên 1 liều thì nên bổ sung càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Không nên bù gấp đôi liều ở lần sử dụng tiếp theo mà không có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Trizodom có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay trên thị trường thuốc Trizodom có giá khoảng 60.000 VNĐ 1 hộp và phân phối tới khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Hiện tại Bimufa đang có bán sản phẩm này, bạn có thể gọi điện thông qua số hotline hoặc nhắn tin trực tiếp, chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí và nếu bạn có ý định mua hàng chúng tôi sẽ ship hàng tới các địa điểm trên toàn quốc hoặc bạn có thể tới địa chỉ 627 Vũ Tông Phan để nhận hàng trực tiếp
Mời bạn xem thêm sản phẩm cùng tác dụng:
- Thuốc Asigastrogit giúp giảm các triệu chứng về đường tiêu hóa như: tiêu chảy, bệnh lỵ
- Thuốc Labavie bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa, tăng cường miễn dịch
- Domuvar được sử dụng trong điều trị và phong ngừa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Dược sĩ Đỗ Ánh –
Trizodom được sử dụng với hiệu quả trị viêm loét dạ dày tá tràng có kèm theo hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản.